Doanh nghiệp phá sản
Doanh nghiệp tuyên bố phá sản khi nào
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 thì doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi thỏa mãn 2 điều kiện sau:
● Mất khả năng thanh toán
● Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
● Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
● Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Ai chịu trách nhiệm chính trong việc doanh nghiệp bị giải thể
Căn cứ khoản 2 Điều 2014 Luật Doanh nghiệp năm 2014; khoản 2 Điều 210 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì chủ thể chiu trách nhiệm trong việc doanh nghiệp bị giải thể là: Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp trong việc giải thể doanh nghiệp
Thứ nhất, căn cứ khoản 2 Điều 204 Luật doanh nghiệp 2014; khoản 2 Điều 210 Luật Doanh nghiệp năm 2020, chủ doanh nghiệp. Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.;
Thứ hai, căn cứ vào Khoản 1 Điều 41 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải thể;
Thứ ba, đối với doanh nghiệp giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án, cá nhân người quản lý công ty có liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các trình tự, thủ tục giải thể theo quy định tại Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2014.
Thanh toán nợ và các nghĩa vụ cần thực hiện khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản
Đối với khoản nợ có đảm bảo
Khoản nợ có đảm bảo sẽ được ưu tiên thanh lý trước bằng tài sản bảo đảm có trong hợp đồng vay. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Phá sản năm 2014, Thẩm phán xem xét và xử lý như sau:
● Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
● Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Phá sản năm 2014.
Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều Điều 53 Luật Phá sản năm 2014.
Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều Điều 53 Luật Phá sản năm 2014 được thực hiện như sau:
● Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
● Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nhận xét
Đăng nhận xét