Nộp thuế là quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mọi tổ chức cá nhân doanh nghiệp kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi và điều mà khi thành lập doanh nghiệp không mong muốn nhất đó là việc mất khả năng thanh toán dẫn đến việc phá sản. Khi đó, công ty không còn khả năng tài chính. Như vậy, công ty phá sản có phải nộp thuế nữa hay không?
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Như vậy, một doanh nghiệp được coi là phá sản khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:
Thứ nhất, doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán
Thứ hai, doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Vậy, doanh nghiệp phải có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhân dân có thẩm quyền mới có thể coi là bị phá sản.
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
Một, Khoản nợ tiền thuế đã quá 10 (mười) năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế
Hai, Cơ quan thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định nhưng không thu đủ tiền thuế.
Các khoản tiền thuế nợ được xoá bao gồm thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật, trừ tiền sử dụng đất và tiền thuê đất.
Theo đó, hồ sơ để xóa nợ thuế bao gồm:
Khi nào thì công ty được xem là phá sản?
Theo Điều 2 Luật Phá sản năm 2014, phá sản áp dụng đối với doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Như vậy, một doanh nghiệp được coi là phá sản khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:
Thứ nhất, doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán
Thứ hai, doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Vậy, doanh nghiệp phải có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhân dân có thẩm quyền mới có thể coi là bị phá sản.
Doanh nghiệp phá sản có phải nộp thuế hay không?
Doanh nghiệp phá sản thì sau đó phải thực hiện những nghĩa vụ sau bao gồm trả tiền nợ thuế từ việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.Theo quy định tại Điều 54 Thứ tự phân chia tài sản bao gồm:Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (tiền thuế,…); khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
- Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
- Thành viên của Công ty hợp danh.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có được xóa nợ thuế?
Doanh nghiệp được xóa tiền nợ thuế trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tiền, tài sản để nộp tiền thuế với hai điều kiện:Một, Khoản nợ tiền thuế đã quá 10 (mười) năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế
Hai, Cơ quan thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định nhưng không thu đủ tiền thuế.
Các khoản tiền thuế nợ được xoá bao gồm thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật, trừ tiền sử dụng đất và tiền thuê đất.
Theo đó, hồ sơ để xóa nợ thuế bao gồm:
- Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế (theo mẫu);
- Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản kèm theo phương án phân chia tài sản (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);
- Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án (bản sao có công chứng hoặc chứng thực).
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét