Việc xử lý công nợ khi giải thể doanh nghiệp như thế nào? Ai sẽ là người trả nợ cho công ty khi giải thể. Việc doanh nghiệp phải giải thể là điều không ai mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới giải thể nhưng một trong số các nguyên nhân phổ biến đó là thiếu vốn để tiếp tục duy trì và phát triển công ty. Công ty làm ăn không hiệu quả, thua lỗ, nợ tiền đối tác khách hàng, ngân hàng… dẫn tới khủng hoảng tài chính, có nguy cơ dẫn đến phá sản.
Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định rõ nghĩa vụ thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp:
“Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị giải thể cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”
Một, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
Hai, nợ thuế.
Ba, các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 5 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Một, tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty, căn cứ vào khoản 1 Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014.
Hai, các thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, dựa vào điểm b khoản 1 Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014.
Ngoài ra đối với doanh nghiệp có hai thành viên trở lên hoặc tổ chức là chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, thì người quản lý có liên quan và doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 201 Luật doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung liên quan về việc xử lý công nợ khi giải thể doanh nghiệp như thế nào? Ai sẽ là người trả nợ cho công ty khi giải thể. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, việc ai chi trả nợ cho công ty là tùy thuộc loại hình doanh nghiệp. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để nhận được những tư vấn thành lập doanh nghiệp nhé
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Điều kiện doanh nghiệp phải làm trước khi giải thể doanh nghiệp là gì?
Khi giải thể doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ xử lý công nợ khi giải thể doanh nghiệp cho các bên liên quan theo đúng quy định của pháp luật.Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định rõ nghĩa vụ thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp:
“Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị giải thể cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”
Thứ tự thanh toán xử lý công nợ khi giải thể doanh nghiệp như thế nào?
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây khi giải thể doanh nghiệp như sau:Một, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
Hai, nợ thuế.
Ba, các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 5 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ai sẽ là người trả nợ cho công ty khi giải thể doanh nghiệp?
Tùy theo loại hình doanh nghiệp thì ai là người trả nợ cho công ty khi giải thể doanh nghiệp:- Đối với công ty cổ phần thì khi giải thể doanh nghiệp thì các khoản nợ sẽ được các cổ đông thực hiện trả nhưng chỉ trong giới hạn vốn góp vào doanh nghiệp, căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014.
- Doanh nghiệp tư nhân thì khi giải thể bắt buộc phải là chủ sở hữu doanh nghiệp trực tiếp tiến hành thanh toán khoản nợ khi giải thể công ty. Vì khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 quy định “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
- Đối với công ty hợp doanh thì thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014.
Một, tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty, căn cứ vào khoản 1 Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014.
Hai, các thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, dựa vào điểm b khoản 1 Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014.
Ngoài ra đối với doanh nghiệp có hai thành viên trở lên hoặc tổ chức là chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, thì người quản lý có liên quan và doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 201 Luật doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung liên quan về việc xử lý công nợ khi giải thể doanh nghiệp như thế nào? Ai sẽ là người trả nợ cho công ty khi giải thể. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, việc ai chi trả nợ cho công ty là tùy thuộc loại hình doanh nghiệp. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để nhận được những tư vấn thành lập doanh nghiệp nhé
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét