Ngày làm việc thứ năm (4/12) trong phiên tòa xét xử Vũ “nhôm” mới đây, Hội đồng xét xử đã yêu cầu các Luật sư phải mặc đồng phục theo quy định tại Công văn 277/LĐLSVN, nếu Luật sư nào vi phạm sẽ xem xét, xử lý. Đồng phục đối với một người Luật sư là rất cần thiết bởi nó thể hiện sự riêng biệt, đặc trưng đối với những người khác. Tuy nhiên, sau sự kiện này, nhiều Luật sư cho rằng có dấu hiệu lạm quyền, chèn ép hành nghề Luật sư.
Thứ nhất, Áo veston và quần âu màu đen, áo sơ mi màu trắng do Đoàn luật sư may tập trung hoặc các luật sư tự may theo quy định của Liên đoàn
Thứ hai, cà vạt màu xám lông chuột do Liên đoàn may thống nhất.
Thứ ba, huy hiệu có hình biểu tượng logo của Liên đoàn đeo trên ngực trái áo trang phục.
Trang phục thống nhất nêu trên áp dụng cho cả luật sư nam và luật sư nữ; mùa đông mặc đủ bộ trang phục, mùa hè có thể không mặc áo.
Như vậy, khi tham gia phiên tòa, luật sư phải mặc đồng phục được quy định như trên và Tòa án CHỈ CHẤP NHẬN các luật sư tham gia phiên tòa khi Luật sư có mang trang phục thống nhất theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Cụ thể, theo các bộ luật, Bộ luật Tố tụng hiện hành không có quy định nào về việc tước quyền tham gia phiên tòa của Luật sư khi không mặc đúng đồng phục.
Thứ nhất, theo Khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp những người không được tham gia bào chữa tại phiên tòa, trong đó không có trường hợp nào quy định về việc không mặc đồng phục. Thậm chí theo Khoản 1 Điều 256 BLTTHS quy định về nội quy phiên tòa cũng chỉ quy định “Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc” chứ không nói về vấn đề không đồng phục thì không được tham gia phiên tòa.
Thứ hai, theo Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Điều 61 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015 cũng không quy định về vấn đề không mặc đồng phục thì không được tham gia phiên tòa.
Như vậy, việc quy định về vấn đề chỉ chấp nhận luật sư mặc đúng đồng phục là chưa hợp lý, không nằm trong bất kỳ quy định pháp luật nào. Việc chấp nhận hay không chấp nhận Luật sư tham gia phiên tòa phải căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng chứ không phải vào một công văn nội bộ.
Vấn đề ăn mặc không thể nào quyết định việc tước quyền tham gia phiên tòa của luật sư bởi có rất nhiều trường hợp bất đắc dĩ như Luật sư mang bầu, hay phiên tòa kéo dài nhiều ngày liên tiếp, hoặc bởi một lý do chính đáng khác.
Do đó, Liên đoàn LS Việt Nam cần sửa đổi lại một phần nội dung Công văn 277 theo hướng tòa án chỉ nên có quyền lưu ý, nhắc nhở, kiến nghị với đoàn Luật sư nếu Luật sư vi phạm cách ăn mặc tại tòa. Việc tước quyền tham gia của Luật sư tại phiên tòa phải thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định chứ không “khơi khơi” vì lý do áo quần của họ.
Trên đây là nhận định và kiến nghị của chúng tôi về vấn đề trang phục của người Luật sư khi tham gia phiên tòa. Để đảm bảo sự công bằng cho người Luật sư, chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận về vấn đề này một cách khách quan.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Đồng phục của người Luật sư được quy định như thế nào?
Theo Công văn số 277/LĐLSVN quy định kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2011, trang phục luật sư tham gia phiên tòa như sau:Thứ nhất, Áo veston và quần âu màu đen, áo sơ mi màu trắng do Đoàn luật sư may tập trung hoặc các luật sư tự may theo quy định của Liên đoàn
Thứ hai, cà vạt màu xám lông chuột do Liên đoàn may thống nhất.
Thứ ba, huy hiệu có hình biểu tượng logo của Liên đoàn đeo trên ngực trái áo trang phục.
Trang phục thống nhất nêu trên áp dụng cho cả luật sư nam và luật sư nữ; mùa đông mặc đủ bộ trang phục, mùa hè có thể không mặc áo.
Như vậy, khi tham gia phiên tòa, luật sư phải mặc đồng phục được quy định như trên và Tòa án CHỈ CHẤP NHẬN các luật sư tham gia phiên tòa khi Luật sư có mang trang phục thống nhất theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Quy định về đồng phục của người Luật sư có trái pháp luật?
Công văn 277/LĐLSVN yêu cầu các Luật sư phải mặc trang phục đúng quy định theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Luật sư đã đưa ra là việc cần thiết. Nhưng đối với quy định “chỉ chấp nhận các luật sư tham gia phiên tòa khi luật sư có mang đồng phục thống nhất theo quy định” là đi quá giới hạn trong khuôn khổ một quy định về trang phục của liên đoàn. Bởi quy định này có nghĩa là nếu Luật sư không mặc trang phục thống nhất của liên đoàn thì không được tham gia phiên tòa và đồng nghĩa với việc tước quyền bào chữa của Luật sư. Điều này là trái pháp luật, đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng.Cụ thể, theo các bộ luật, Bộ luật Tố tụng hiện hành không có quy định nào về việc tước quyền tham gia phiên tòa của Luật sư khi không mặc đúng đồng phục.
Thứ nhất, theo Khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp những người không được tham gia bào chữa tại phiên tòa, trong đó không có trường hợp nào quy định về việc không mặc đồng phục. Thậm chí theo Khoản 1 Điều 256 BLTTHS quy định về nội quy phiên tòa cũng chỉ quy định “Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc” chứ không nói về vấn đề không đồng phục thì không được tham gia phiên tòa.
Thứ hai, theo Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Điều 61 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015 cũng không quy định về vấn đề không mặc đồng phục thì không được tham gia phiên tòa.
Như vậy, việc quy định về vấn đề chỉ chấp nhận luật sư mặc đúng đồng phục là chưa hợp lý, không nằm trong bất kỳ quy định pháp luật nào. Việc chấp nhận hay không chấp nhận Luật sư tham gia phiên tòa phải căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng chứ không phải vào một công văn nội bộ.
Vấn đề ăn mặc không thể nào quyết định việc tước quyền tham gia phiên tòa của luật sư bởi có rất nhiều trường hợp bất đắc dĩ như Luật sư mang bầu, hay phiên tòa kéo dài nhiều ngày liên tiếp, hoặc bởi một lý do chính đáng khác.
Do đó, Liên đoàn LS Việt Nam cần sửa đổi lại một phần nội dung Công văn 277 theo hướng tòa án chỉ nên có quyền lưu ý, nhắc nhở, kiến nghị với đoàn Luật sư nếu Luật sư vi phạm cách ăn mặc tại tòa. Việc tước quyền tham gia của Luật sư tại phiên tòa phải thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định chứ không “khơi khơi” vì lý do áo quần của họ.
Trên đây là nhận định và kiến nghị của chúng tôi về vấn đề trang phục của người Luật sư khi tham gia phiên tòa. Để đảm bảo sự công bằng cho người Luật sư, chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận về vấn đề này một cách khách quan.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét