Thành lập công ty cổ phần là một thủ tục tương đối phức tạp với nhiều giai đoạn, liên quan đến nhiều cơ quan và tổ chức có thẩm quyền. Trước khi khởi nghiệp với mô hình doanh nghiệp thì việc hoàn thành thủ tục thành lập công ty là điều rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ tổng quan về điều kiện và các bước để có thể hoàn tất thủ tục hồ sơ thành lập công ty cổ phần, giúp bạn hạn chế rủi ro cũng như tiết kiệm được thời gian khi làm thủ tục mở công ty cổ phần.
Thứ nhất, công ty phải có đủ thành viên tối thiểu theo quy định pháp luật thành lập công ty cổ phần tại Điểm b Khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014 (ít nhất 03 cổ đông).
Thứ hai, vốn điều lệ và vốn pháp định: đối với ngành nghề không quy định vốn pháp định thì chủ thể kinh doanh vẫn có thể đăng ký kinh doanh với số vốn theo nhu cầu (vốn của công ty cổ phần được quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2014).
Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần theo Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2014 với các nội dung:
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh sở KHĐT. Sau 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được sở KHĐT cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014).
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và trả phí theo quy định. Thông tin công bố bao gồm các nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần, danh sách cổ đông (Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014).
Trường hợp doanh nghiệp tự công bố thông tin đăng kí thì cần được thực hiện trong 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện việc công bố đúng hạn sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả bằng cách buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư).
Bước 4: Khắc con dấu pháp nhân của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục khắc con dấu và đăng tải mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 44 của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu thể hiện các thông tin bao gồm tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Điều kiện để thành lập công ty cổ phần
Để thành lập công ty cổ phần và có thể đưa vào hoạt động kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện như sau:Thứ nhất, công ty phải có đủ thành viên tối thiểu theo quy định pháp luật thành lập công ty cổ phần tại Điểm b Khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014 (ít nhất 03 cổ đông).
Thứ hai, vốn điều lệ và vốn pháp định: đối với ngành nghề không quy định vốn pháp định thì chủ thể kinh doanh vẫn có thể đăng ký kinh doanh với số vốn theo nhu cầu (vốn của công ty cổ phần được quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2014).
Các bước thành lập công ty cổ phần
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty cổ phầnĐơn đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần theo Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2014 với các nội dung:
- Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật
- Tình trạng thành lập
- Tên công ty
- Địa chỉ trụ sở chính
- Ngành, nghề kinh doanh
- Vốn điều lệ
- Vốn pháp định (đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định)
- Danh sách cổ đông sáng lập
- Thông tin đăng ký thuế
- Dự thảo điều lệ công ty cổ phần
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cổ đông (đối với thành viên là cá nhân, CMND công chứng chưa quá 03 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm).
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh sở KHĐT. Sau 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được sở KHĐT cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014).
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và trả phí theo quy định. Thông tin công bố bao gồm các nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần, danh sách cổ đông (Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014).
Trường hợp doanh nghiệp tự công bố thông tin đăng kí thì cần được thực hiện trong 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện việc công bố đúng hạn sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả bằng cách buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư).
Bước 4: Khắc con dấu pháp nhân của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục khắc con dấu và đăng tải mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 44 của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu thể hiện các thông tin bao gồm tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Các thủ tục sau khi thành lập công ty cổ phần
Khi đã hoàn thành thủ tục thành lập công ty cổ phần cần thực hiện những công việc sau:- Treo biển trụ sở công ty
- Kê khai và nộp thuế môn bài (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
- Mở tài khoản ngân hàng của công ty, thông báo tài khoản này với phòng đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế điện tử
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
- Hoàn tất thủ tục in đặt hóa đơn
- Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu phát sinh) theo quy định pháp luật.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét