Ngày 3/1/2019, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành Quyết định 12/QĐ-UBND về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân T.P Hà Nội. Quyết định này đã gây tranh cãi trong dư luận về nội dung “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Vậy việc bạn hành quy định trên có trái pháp luật?
Luật không quy định cấm quay phim, chụp ảnh nhưng cấm việc sử dụng hình ảnh bất hợp pháp. Nếu công dân cố ý ghi âm ghi hình nhằm đưa thông tin phiến diện, phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân người bị đăng tải, lợi dụng vào đó kích động quần chúng,… thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử lý theo Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 hoặc có thể bị xử lý hình sự theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017. Như vậy, cơ chế để xử lý hành vi sử dụng hình ảnh, bản ghi âm không đúng đã được pháp luật quy định bảo vệ.
Việc ghi âm ghi hình trong quá trình tiếp công dân cũng sẽ là những chứng cứ khách quan, quan trọng để xem xét việc tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức cũng như của công dân khi thực hiện luật tiếp công dân. Khi có sự kiện pháp lý xảy ra, có những tình huống va chạm, mâu thuẫn thì những chứng cứ ghi âm, ghi hình này là cần thiết để xử lý bất cứ bên nào (người tiếp công dân hoặc công dân) khi những người đó có hành vi vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, cán bộ tiếp công dân cũng là công dân Việt Nam, được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Do đó, để đảm bảo công bằng cho hai bên thì khi công dân muốn ghi âm ghi hình thì phải thông báo trước một cách công khai, sử dụng vào mục đích hợp pháp. Lúc này, cơ quan, tổ chức và cán bộ tiếp công dân không có lý do gì từ chối. Họ phải bảo đảm và tạo điều kiện cho công dân để thực hiện việc ghi âm, ghi hình, thực hiện mục đích giám sát của người dân đối với hoạt động của cơ quan công quyền theo Điều 28 Hiến pháp 2013, bảo đảm giải quyết sự việc công tâm, đúng pháp luật.
Do đó, quy định không quay phim, ghi âm ghi hình khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân theo Quyết định số 12/QĐ-UBND Hà Nội là chưa phù hợp với pháp luật hiện hành. Cần có những chỉnh sửa quy định trên sao cho phù hợp, tránh gây mâu thuẫn trong lòng dân, tăng sự tin tưởng của dân đối với cơ quan nhà nước.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Pháp luật quy định như thế nào về ghi âm ghi hình khi tiếp công dân?
Hiện tại trong Luật Tiếp công dân 2013 không có bất cứ quy định về việc quay phim, ghi âm ghi hình. Điều đó có nghĩa là công dân khi đi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh thì có thể quay phim, ghi âm ghi hình buổi tiếp công dân đó.Quy định về ghi âm ghi hình ở Hà Nội có trái pháp luật?
Theo Khoản 7 Mục II Quyết định 12/QĐ-UBND ngày 03/01/2019 quy định không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân. Quy định này là chưa phù hợp, không nằm trong luật điều chỉnh. Bởi cán bộ tiếp công dân là đang thực thi công vụ, chứ không phải tư cách cá nhân và không thuộc phạm vi bí mật đời tư được bảo vệ theo pháp luật dân sự. Quan hệ giữa cán bộ tiếp công dân với công dân đi khiếu nại, tố cáo phản ánh kiến nghị là quan hệ hành chính nhà nước, không phải quan hệ dân sự thông thường.Luật không quy định cấm quay phim, chụp ảnh nhưng cấm việc sử dụng hình ảnh bất hợp pháp. Nếu công dân cố ý ghi âm ghi hình nhằm đưa thông tin phiến diện, phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân người bị đăng tải, lợi dụng vào đó kích động quần chúng,… thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử lý theo Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 hoặc có thể bị xử lý hình sự theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017. Như vậy, cơ chế để xử lý hành vi sử dụng hình ảnh, bản ghi âm không đúng đã được pháp luật quy định bảo vệ.
Việc ghi âm ghi hình trong quá trình tiếp công dân cũng sẽ là những chứng cứ khách quan, quan trọng để xem xét việc tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức cũng như của công dân khi thực hiện luật tiếp công dân. Khi có sự kiện pháp lý xảy ra, có những tình huống va chạm, mâu thuẫn thì những chứng cứ ghi âm, ghi hình này là cần thiết để xử lý bất cứ bên nào (người tiếp công dân hoặc công dân) khi những người đó có hành vi vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, cán bộ tiếp công dân cũng là công dân Việt Nam, được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Do đó, để đảm bảo công bằng cho hai bên thì khi công dân muốn ghi âm ghi hình thì phải thông báo trước một cách công khai, sử dụng vào mục đích hợp pháp. Lúc này, cơ quan, tổ chức và cán bộ tiếp công dân không có lý do gì từ chối. Họ phải bảo đảm và tạo điều kiện cho công dân để thực hiện việc ghi âm, ghi hình, thực hiện mục đích giám sát của người dân đối với hoạt động của cơ quan công quyền theo Điều 28 Hiến pháp 2013, bảo đảm giải quyết sự việc công tâm, đúng pháp luật.
Do đó, quy định không quay phim, ghi âm ghi hình khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân theo Quyết định số 12/QĐ-UBND Hà Nội là chưa phù hợp với pháp luật hiện hành. Cần có những chỉnh sửa quy định trên sao cho phù hợp, tránh gây mâu thuẫn trong lòng dân, tăng sự tin tưởng của dân đối với cơ quan nhà nước.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét