Trong thời gian gần đây, xảy ra rất nhiều vụ mua bán phụ nữ, trẻ em và thậm chí cả mua bán bào thai xảy ra tại các tỉnh miền núi. Mới đây, báo chí có đưa tin cơ quan công an đã phá án thành công vụ mua bán người, bào thai sang Trung Quốc ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Câu hỏi đặt ra là xử lý như thế nào đối với hành vi trên và liệu mua bán bào thai có bị xử lý hình sự?
Theo đó, đối với tội “Mua bán người” theo quy định tại Điều 150 Bộ luật hình sự, hành vi này có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ngoài ra, có thể truy tố về tội “Mua bán người dưới 16 tuổi” theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự trong trường hợp người mẹ dưới 16 tuổi hoặc nạn nhân có thể là đứa bé mới sinh ra, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 20 năm hoặc chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Con số này ngày càng gia tăng nếu công tác điều tra, phát hiện và xử lý tội phạm chưa được thực hiện sát sao, triệt để. Những số liệu trên chỉ là những con số được phát hiện và thống kê, còn trên thực tế còn bao nhiêu vụ án, bao nhiêu người là nạn nhân nữa chưa được đề cập. Trong khi các đối tượng thực hiện tội phạm ở mức độ ngày càng tinh vi. Do đó, các cơ quan ban ngành cần phải phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp này.
Bên cạnh việc nỗ lực từ phía cơ quan có thẩm quyền, thì cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo đến người dân, đặc biệt là những người dân tộc thiểu số ở những vùng núi cao, vùng sâu vùng xa trên các tỉnh thành ở nước ta. Để họ không còn nhẹ dạ cả tin, nghe theo lời dụ dỗ, tỉ tê của những đối tượng mua bán người.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nạn nhân của hành vi mua bán bào thai là ai?
Nói là hành vi mua bán bào thai nhưng thực chất đây là hành vi mua bán phụ nữ qua biên giới rồi khi những người này có thai, sinh con ra thì đem bán đứa bé đó. Những phụ nữ này thường là đang mang thai (thường từ 6 đến 8 tháng) thì bị bán sang biên giới bằng con đường tiểu ngạch, sau khi sinh con xong sẽ bán đứa bé đó, có khi bán cả mẹ lẫn con. Các nạn nhân hay những “con mồi” của những đối tượng mua bán người, bào thai này thường là những bé gái chưa đủ 18 tuổi, các cô gái trẻ hoặc cũng có khi là phụ nữ trung niên người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa hoặc các vùng núi, nơi hiểu biết còn hạn chế. Các đối tượng thường dùng những lời lẽ ngon ngọt, vẽ ra các viễn cảnh công việc nhẹ, lương cao để dụ dỗ các bé gái bỏ học, những phụ nữ nhẹ dạ để lừa bán sang biên giới để đổi lấy tiền hoa hồng.Tội “Mua bán bào thai” có được quy định trong Bộ Luật hình sự không?
Hiện nay, trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 không có quy định về hành vi mua bán bào thai hay nói cách khác, trong Bộ luật hình sự không có tội “Mua bán bào thai”. Chính vì hiện nay trong Bộ luật hình sự không quy định tội phạm này, cho nên trong thực tiễn, việc xử lý tội phạm gặp nhiều khó khăn.Mua bán bào thai bị xử lý như thế nào?
Như đã đề cập, trong Bộ luật hình sự hiện hành không quy định tội mua bán bào thai. Tuy nhiên, hành vi trên có thể bị xử lý hình sự, cụ thể là các đối tượng có thể bị xử lý về tội “Mua bán người” theo quy định tại Điều 150 hay Tội “Mua bán người dưới 16 tuổi” tại Điều 151, tùy vào độ tuổi của nạn nhân.Theo đó, đối với tội “Mua bán người” theo quy định tại Điều 150 Bộ luật hình sự, hành vi này có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ngoài ra, có thể truy tố về tội “Mua bán người dưới 16 tuổi” theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự trong trường hợp người mẹ dưới 16 tuổi hoặc nạn nhân có thể là đứa bé mới sinh ra, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 20 năm hoặc chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các biện pháp ngăn chặn hành vi mua bán bào thai
Theo Thống kê trong năm 2018 của Công an tỉnh Nghệ An, liên quan đến hành vi mua bán bào thai, Công an tỉnh Nghệ An đã phá gần 20 vụ mua bán người, giải cứu thành công 40 nạn nhân, trong đó có vụ bán cả mẹ lẫn con. Còn từ năm 2011 đến 2017, các cơ quan tiến hành tố tụng trong nước đã phát hiện, xử lý 2.748 vụ mua bán người với 4.110 đối tượng, số người đã bị mua bán là 5.984 người. Trung bình mỗi năm, có khoảng gần 900 người bị mua bán, trong đó 92% nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.Con số này ngày càng gia tăng nếu công tác điều tra, phát hiện và xử lý tội phạm chưa được thực hiện sát sao, triệt để. Những số liệu trên chỉ là những con số được phát hiện và thống kê, còn trên thực tế còn bao nhiêu vụ án, bao nhiêu người là nạn nhân nữa chưa được đề cập. Trong khi các đối tượng thực hiện tội phạm ở mức độ ngày càng tinh vi. Do đó, các cơ quan ban ngành cần phải phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp này.
Bên cạnh việc nỗ lực từ phía cơ quan có thẩm quyền, thì cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo đến người dân, đặc biệt là những người dân tộc thiểu số ở những vùng núi cao, vùng sâu vùng xa trên các tỉnh thành ở nước ta. Để họ không còn nhẹ dạ cả tin, nghe theo lời dụ dỗ, tỉ tê của những đối tượng mua bán người.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét