Con ngoài giá thú được hiểu là con sinh ra giữa những người không có quan hệ hôn nhân với nhau, giữa những người chưa có vợ/ chồng với những người đã có vợ chồng hay giữa những người đã có vợ/ chồng nhưng lại sinh con với những người đã có vợ/ chồng khác mà không được sự công nhận hôn nhân hợp pháp.Về mặt pháp luật, con ngoài giá thú vẫn được thừa nhận. Tuy nhiên, liệu những đứa con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?
Cùng với đó, pháp luật cũng bình đẳng hóa quyền được hưởng thừa kế của cá nhân không phân biệt bất cứ ai, cụ thể: Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Như vậy, con ngoài giá thú chỉ cần thỏa mãn các điều kiện theo quy định trên, chỉ cần là cá nhân còn sống, không thuộc trường hợp bị truất thừa kế hoặc tự nguyện từ chối không nhận thừa kế, không thuộc đối tượng không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ Luật Dân sự 2015 thì đều có quyền được hưởng thừa kế, có thể là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
Do đó, con ngoài giá thú vẫn được hưởng thừa kế bình thường nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Con ngoài giá thú được hưởng kế như thế nào?
Pháp luật Việt Nam không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Chính vì thế, con ngoài giá thú sẽ được hưởng thừa kế như các con đẻ và con nuôi. Trong trường hợp sau khi chia thừa kế mới chứng minh được quan hệ giữa con ngoài giá thú với người đã chết thì việc chia thừa kế được giải quyết tại tòa án hoặc tái thẩm để giải quyết lại. Với những trường hợp này, việc thực hiện quyền thừa kế tương đối phức tạp. Do vậy, nếu có con ngòai giá thú, nên thực hiện ngay việc giám định nhằm xác định mối quan hệ giữa con ngoài giá thú với người để lại tài sản thừa kế. Đồng thời nhằm đảm bảo quyền lợi cho con trong việc chia thừa kế cũng như bất kể công việc liên quan sau này.Quyền hưởng thừa kế của con ngoài giá thú được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 609 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền thừa kế xác định: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.Cùng với đó, pháp luật cũng bình đẳng hóa quyền được hưởng thừa kế của cá nhân không phân biệt bất cứ ai, cụ thể: Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Như vậy, con ngoài giá thú chỉ cần thỏa mãn các điều kiện theo quy định trên, chỉ cần là cá nhân còn sống, không thuộc trường hợp bị truất thừa kế hoặc tự nguyện từ chối không nhận thừa kế, không thuộc đối tượng không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ Luật Dân sự 2015 thì đều có quyền được hưởng thừa kế, có thể là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
Do đó, con ngoài giá thú vẫn được hưởng thừa kế bình thường nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật.
Con ngoài giá thú chưa thành niên hưởng thừa kế không có di chúc như thế nào?
Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không phân định quyền thừa kế đối với con chưa thành niên thì con ngoài giá thú vẫn được hưởng thừa kế theo quy định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015, cụ thể là: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét