Việc xử phạt lấn chiếm đất rừng là việc chủ thể có thẩm quyền tiến hành bằng biện pháp hành chính để xử lý những chủ thể đã có hành vi lấn chiếm đất rừng. Việc xử phạt được tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai hiện hành. Tùy theo tính chất vụ việc vi phạm thì mức xử phạt sẽ khác nhau.
Hành vi trên thuộc hành vi bị cấm trong Luật đất đai 2013, cụ thể Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định các hành vi cấm trong lĩnh vực đất đai, trong đó có quy định là cấm hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
Một, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);
Hai, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức);
Ba, cơ sở tôn giáo.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
Biện pháp khắc phục hậu quả gồm:
Một, buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi vi phạm trên.
Hai, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi lấn chiếm đất rừng.
Trên đây là quy định về xử phạt lấn chiếm đất rừng, mức xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, trình tự thủ tục xử phạt tuân theo quy định pháp luật về xử phạt hành chính về lĩnh vực đất đai.
Hành vi lấn chiếm đất rừng là gì?
Hành vi lấn chiếm đất rừng có thể hiểu là hành vi sử dụng đất rừng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất rừng.Hành vi trên thuộc hành vi bị cấm trong Luật đất đai 2013, cụ thể Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định các hành vi cấm trong lĩnh vực đất đai, trong đó có quy định là cấm hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
Đối tượng nào bị áp dụng các biện pháp xử phạt lấn chiếm đất rừng?
Đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong việc lấn chiếm đất rừng bị xử phạt bao gồm:Một, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);
Hai, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức);
Ba, cơ sở tôn giáo.
Biện pháp và mức xử phạt lấn chiếm đất rừng như thế nào?
Biện pháp và mức phạt áp dụng khi xử phạt lấn chiếm đất rừng được quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai bị áp dụng các biện pháp xử phạt và khắc phục hậu quả sau:Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
Biện pháp khắc phục hậu quả gồm:
Một, buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi vi phạm trên.
Hai, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi lấn chiếm đất rừng.
Ai có thẩm quyền xử phạt lấn chiếm đất rừng?
Khi đã xác định được trên thực tế có hành vi lấn chiếm đất rừng thì tùy trường hợp, tính chất hành vi mà sẽ xác định thẩm quyền xử phạt lấn chiếm đất rừng theo quy định pháp luật tại chương III, Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai, gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành đất đai; Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh thanh tra Sở tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai.Trên đây là quy định về xử phạt lấn chiếm đất rừng, mức xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, trình tự thủ tục xử phạt tuân theo quy định pháp luật về xử phạt hành chính về lĩnh vực đất đai.
Nhận xét
Đăng nhận xét