Tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp diễn ra phổ biến trong xã hội, xảy ra giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, ngay cả đối với anh chị em ruột trong gia đình thì chuyện tranh chấp đất đai cũng xảy ra rất phổ biến. Cùng tìm hiểu các tình huống tranh chấp đất đai giữa anh chị em ruột và cách giải quyết theo quy định pháp luật đất đai hiện hành.
Một là, tranh chấp xem ai có quyền sử dụng đất, tức tranh chấp về phần đất chung của cha mẹ để lại.
Trong trường hợp này, tranh chấp xảy ra khi cha mẹ chết mà không để lại di chúc, dẫn đến phần đất đai do cha mẹ để lại không được định đoạt cụ thể cho ai nên đó là tài sản chung của các anh chị em. Họ phải thỏa thuận chia phần đất đó, tranh chấp xảy ra khi những người con không thỏa thuận chia được phần đất của mỗi người.
Hai là, tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất
Đây là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất như: mua bán, tặng cho, cầm cố, thế chấp, đổi đất, ủy quyền quản lý đất…
Một là, Thủ tục hòa giải
Các bên sẽ tự hòa giải với nhau, nếu các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu giải quyết. Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Nếu hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp được giải quyết theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng như sau:
Hai là, Thủ tục hành chính tại UBND cấp có thẩm quyền
Thủ tục hành chính được áp dụng trong trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Khi đó, các bên sẽ có quyền lựa chọn 1 trong 2 hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án. Và các bên lựa chọn hình thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại UBND thuộc về:
Thủ tục tố tụng được áp dụng trong 2 trường hợp:
Thứ nhất, đối với tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất;
Thứ hai, đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì các bên có quyền lựa chọn 1 trong 2 hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án. Và các bên lựa chọn hình thức khởi kiện ra Tòa án.
Cá nhân nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trình tự, thủ tục giải quyết tại Tòa án tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:
Các tình huống tranh chấp đất đai nào hay xảy ra giữa anh chị em ruột?
Có 2 tình huống tranh chấp đất đai xảy ra giữa anh chị em ruột trong gia đình, đó là:Một là, tranh chấp xem ai có quyền sử dụng đất, tức tranh chấp về phần đất chung của cha mẹ để lại.
Trong trường hợp này, tranh chấp xảy ra khi cha mẹ chết mà không để lại di chúc, dẫn đến phần đất đai do cha mẹ để lại không được định đoạt cụ thể cho ai nên đó là tài sản chung của các anh chị em. Họ phải thỏa thuận chia phần đất đó, tranh chấp xảy ra khi những người con không thỏa thuận chia được phần đất của mỗi người.
Hai là, tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất
Đây là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất như: mua bán, tặng cho, cầm cố, thế chấp, đổi đất, ủy quyền quản lý đất…
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em ruột
Các tranh chấp đất đai giữa anh chị em ruột đều được giải quyết theo thủ tục thông thường. Các thủ tục đó là:Một là, Thủ tục hòa giải
Các bên sẽ tự hòa giải với nhau, nếu các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu giải quyết. Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Nếu hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp được giải quyết theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng như sau:
Hai là, Thủ tục hành chính tại UBND cấp có thẩm quyền
Thủ tục hành chính được áp dụng trong trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Khi đó, các bên sẽ có quyền lựa chọn 1 trong 2 hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án. Và các bên lựa chọn hình thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại UBND thuộc về:
- Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu không đồng ý với kết quả thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện theo thủ tục hành chính ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với tranh chấp có người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nếu không đồng ý với kết quả thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện theo thủ tục hành chính ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Thủ tục tố tụng được áp dụng trong 2 trường hợp:
Thứ nhất, đối với tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất;
Thứ hai, đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì các bên có quyền lựa chọn 1 trong 2 hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án. Và các bên lựa chọn hình thức khởi kiện ra Tòa án.
Cá nhân nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trình tự, thủ tục giải quyết tại Tòa án tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì các bên phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện tại Tòa án, nếu không có bước hòa giải tại UBND cấp xã thì không đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Đối với tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không cần hòa giải tại UBND cấp xã.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét