Việc chia tài sản cho con cái khi bố mẹ còn sống là sự thể hiện ý chí định đoạt của bố mẹ, mong muốn để lại tài sản thuộc sở hữu của mình cho con cái, việc chia tài sản chỉ có thể thực hiện thông qua tặng cho. Việc tặng cho tài sản cho con cái khi còng sống cần phải đảm bảo nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tặng cho tài sản.
Tặng cho tài sản cho con cái khi bố mẹ còn sống theo pháp luật dân sự hiện hành không bắt buộc tặng cho tài sản phải lập thành văn bản, đây chính là quy định tránh thủ tục, giấy tờ. Ngoại lệ, đối với trường hợp tặng cho bất động sản. Tuy nhiên, cha mẹ khi tặng cho tài sản cho con cái thì nên lập thành văn bản, đó sẽ là bằng chứng để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Trường hợp tặng cho con cái tài sản là động sản thì căn cứ Điều 458 BLDS 2015 thì Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Còn đối với trường hợp tài sản tặng cho là bất động sản thì theo Điều 459 BLDS 2015: Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Bố mẹ có thể yêu cầu con cái được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho (con cái) đã hoàn thành nghĩa vụ mà bố mẹ không giao tài sản thì bố mẹ phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho (con cái) không thực hiện thì bố mẹ có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Hình thức tặng cho tài sản cho con cái khi bố mẹ còn sống được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 457 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.Tặng cho tài sản cho con cái khi bố mẹ còn sống theo pháp luật dân sự hiện hành không bắt buộc tặng cho tài sản phải lập thành văn bản, đây chính là quy định tránh thủ tục, giấy tờ. Ngoại lệ, đối với trường hợp tặng cho bất động sản. Tuy nhiên, cha mẹ khi tặng cho tài sản cho con cái thì nên lập thành văn bản, đó sẽ là bằng chứng để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp.
Hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản cho con cái khi bố mẹ còn sống?
Hợp đồng tặng cho tài sản nói riêng và giao dịch dân sự nói chung có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Trường hợp tặng cho con cái tài sản là động sản thì căn cứ Điều 458 BLDS 2015 thì Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Còn đối với trường hợp tài sản tặng cho là bất động sản thì theo Điều 459 BLDS 2015: Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Quy định về tặng cho tài sản có điều kiện cho con cái khi bố mẹ còn sống
Bố mẹ chia tài sản cho con cái bằng hình thức tặng cho có điều kiện được pháp luật quy định như sau:Bố mẹ có thể yêu cầu con cái được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho (con cái) đã hoàn thành nghĩa vụ mà bố mẹ không giao tài sản thì bố mẹ phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho (con cái) không thực hiện thì bố mẹ có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét