Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng thương mại được xác lập, thực hiện giữa chủ thể nhằm mục đích sinh lợi. Khi các bên đã ngồi lại thảo luận, ký kết một hợp đồng thì luôn mong muốn hợp đồng đó được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, có thể là chủ quan hay khách quan mà hợp đồng có thể bị vô hiệu. Vậy, hợp đồng thương mại vô hiệu khi nào?
Ngoài ra, thẩm quyền đại diện của thương nhân cũng là một vấn đề cần quan tâm trong yếu tố chủ thể. Người ký hợp đồng phải có thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng, có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền và có quyền xác lập, thực hiện hợp đồng trong phạm vi quyền hạn đại diện.
Nếu người đại diện xác lập, ký kết hợp đồng mà không có thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện thì hợp đồng đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. Trừ trường hợp người được đại diện đồng ý, công nhận; biết mà không phản đối trong thời gian hợp lý hay người được đại diện có lỗi dẫn đến người đã giao dịch không biết mình không có thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện (Điều 142, 143 BLDS 2015).
Ngoài ra, hình thức của hợp đồng thương mại cũng là một yếu tố quan trọng góp phần làm cho hợp đồng có hiệu lực, nếu pháp luật quy định hơp đồng đó phải tuân thủ hình thức. Hình thức hợp đồng có thể bằng văn bản, bằng miệng hoặc bằng hành vi và bắt buộc/không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Định nghĩa như thế nào là hợp đồng thương mại vô hiệu?
Trong Luật Thương mại không có quy định cụ thể về hợp đồng thương mại vô hiệu, do đó, khi xem xét hợp đồng thương mại có vô hiệu không phải xem các quy định tại Bộ luật Dân sự. Theo đó, hợp đồng thương mại vô hiệu khi không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng, giao dịch dân sự (khoản 1 Điều 407 và Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015).Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 117 BLDS 2015, hợp đồng thương mại có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Điều kiện về chủ thể giao kết hợp đồng thương mại
Khi tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng thương mại, các chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp. Theo đó, đối với cá nhân phải đủ tuổi luật định và không bị mất, hạn chế năng lực hành vi pháp luật dân sự. Trong trường hợp chủ thể trong hợp đồng thương mại là thương nhân thì phải đáp ứng các điều kiện hoạt động, đăng ký kinh doanh nhất định.Ngoài ra, thẩm quyền đại diện của thương nhân cũng là một vấn đề cần quan tâm trong yếu tố chủ thể. Người ký hợp đồng phải có thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng, có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền và có quyền xác lập, thực hiện hợp đồng trong phạm vi quyền hạn đại diện.
Nếu người đại diện xác lập, ký kết hợp đồng mà không có thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện thì hợp đồng đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. Trừ trường hợp người được đại diện đồng ý, công nhận; biết mà không phản đối trong thời gian hợp lý hay người được đại diện có lỗi dẫn đến người đã giao dịch không biết mình không có thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện (Điều 142, 143 BLDS 2015).
Điều kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng thương mại
Thứ nhất, mục đích và nội dung của hợp đồng thương mại không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.- Mục đích của hợp đồng là lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng.
- Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
- Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Điều kiện về tính tự nguyện của các bên
Theo đó, khi tiến hành giao kết hợp đồng thương mại, các bên phải hoàn toàn tự nguyện, tự do ý chí thỏa thuận với nhau. Nếu đồng ý với các điều khoản thì tiến hành đặt bút ký hợp đồng. Còn nếu không thì có thể thỏa thuận lại, khi nào đạt được sự thống nhất chung thì mới ký kết. Ngược lại, trong trường hợp giao kết hợp đồng mà bị ép buộc, đe dọa thì không gọi là tự nguyện giao kết, kết quả dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.Ngoài ra, hình thức của hợp đồng thương mại cũng là một yếu tố quan trọng góp phần làm cho hợp đồng có hiệu lực, nếu pháp luật quy định hơp đồng đó phải tuân thủ hình thức. Hình thức hợp đồng có thể bằng văn bản, bằng miệng hoặc bằng hành vi và bắt buộc/không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Các trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu cụ thể
Các trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu cụ thể được quy định tại BLDS 2015 từ Điều 123 đến Điều 129 và Điều 408 BLDS 2015, đó là:- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123);
- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo (Điều 124);
- Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125);
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126);
- Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127);
- Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128);
- Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129);
- Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408).
Nhận xét
Đăng nhận xét