Khi hết thời gian thử việc mà người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động đối với người lao động thì tùy trường hợp mà pháp luật về quyền lao động sẽ quy định những cách xử sự khác nhau. Tuy nhiên, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong và sau thời gian thử việc.
Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc không quá 6 ngày, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử. (Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)
Đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động phải thực hiện đối với người lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi và thông tin rõ ràng cho người lao động.
Pháp luật không cho phép người sử dụng lao động được gia hạn thời gian thử việc đối với người lao động. Mục đích nhằm bảo vệ lợi ích, quyền lợi cho người lao động.
Về nguyên tắc theo Điều 29 BLLĐ 2012, sau khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trong thời gian thử việc, nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận thì 2 bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Trước khi hết thời hạn thử việc là 03 ngày đối với thời gian thử việc là 60 ngày hoặc 30 ngày; khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc là 6 ngày, bên sử dụng lao động đã thông báo cho người lao động về kết quả công việc người lao động đã làm thử chưa?
Nếu công việc làm thử không đạt yêu cầu như đã thỏa thuận thì trường hợp người sử dụng lao động có quyền không ký hợp đồng. Tuy nhiên, nếu công việc làm thử đạt yêu cầu đã thỏa thuận nhưng bên sử dụng lao động vẫn tiếp tục để người lao động làm việc mà không chịu ký hợp đồng lao động chính thức thì người sử dụng lao động vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Nếu không thông báo cho người lao động về kết quả công việc người lao động đã làm thử khi hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động đã vi phạm quy định về thử việc, bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (khoản 5 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP).
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm về giao kết hợp đồng lao động và không thông báo kết quả thử việc cho người lao động trên được áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Thông báo về việc hết thời gian thử việc thực hiện như thế nào?
Trong thời hạn 03 ngày trước khi hết thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc là 30 ngày hoặc 60 ngày, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc không quá 6 ngày, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử. (Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)
Đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động phải thực hiện đối với người lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi và thông tin rõ ràng cho người lao động.
Hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng nhưng muốn gia hạn thời gian thử việc có được không?
Khi hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng mà muốn gia hạn thêm thời gian hợp đồng thử việc, tại BLLĐ 2012 quy định: hợp đồng thử việc chỉ được ký kết một lần đối với một công việc và trong thời gian thử việc theo quy định của pháp luật. Cụ thể: không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.Pháp luật không cho phép người sử dụng lao động được gia hạn thời gian thử việc đối với người lao động. Mục đích nhằm bảo vệ lợi ích, quyền lợi cho người lao động.
Về nguyên tắc theo Điều 29 BLLĐ 2012, sau khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trong thời gian thử việc, nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận thì 2 bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Xử lý khi hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng theo pháp luật như thế nào?
Việc khi hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng, ta cần xem xét ở các khía cạnh sau:Trước khi hết thời hạn thử việc là 03 ngày đối với thời gian thử việc là 60 ngày hoặc 30 ngày; khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc là 6 ngày, bên sử dụng lao động đã thông báo cho người lao động về kết quả công việc người lao động đã làm thử chưa?
Nếu công việc làm thử không đạt yêu cầu như đã thỏa thuận thì trường hợp người sử dụng lao động có quyền không ký hợp đồng. Tuy nhiên, nếu công việc làm thử đạt yêu cầu đã thỏa thuận nhưng bên sử dụng lao động vẫn tiếp tục để người lao động làm việc mà không chịu ký hợp đồng lao động chính thức thì người sử dụng lao động vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Nếu không thông báo cho người lao động về kết quả công việc người lao động đã làm thử khi hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động đã vi phạm quy định về thử việc, bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (khoản 5 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP).
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm về giao kết hợp đồng lao động và không thông báo kết quả thử việc cho người lao động trên được áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét