Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với những cạnh tranh, tranh chấp từ đối thủ và thị trường cũng như phải đối diện với những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ trong nội bộ của mình. Những tranh chấp và mâu thuẫn này có tác động không hề nhỏ, trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng tới chiến lược và cả sự tồn tại của doanh nghiệp, đòi hỏi phải được xử lý một cách hợp lý, khoa học. Dưới đây là bài viết về việc giải quyết tranh chấp thương mại.
Một là, thương lượng giữa các bên.
Luật Trọng tài thương mại có quy định về thời hạn thông báo đơn khởi kiện, thời hạn gửi bản tự bảo vệ của bị đơn, thời hạn thành lập Hội đồng trọng tài, thời hạn bầu chủ tịch Hội đồng trọng tài nhưng lại không quy định rõ về thời hạn giải quyết tranh chấp, nên trên thực tế việc giải quyết vụ việc trong thời hạn bao lâu phụ thuộc hoàn toàn vào Trọng tài. Luật chưa quy định rõ về thời hạn giải quyết vụ tranh chấp từ khi Hội đồng trọng tài được thành lập đến khi ra phán quyết trọng tài.
Án phí xét xử tại Tòa án được ấn định sẵn theo quy định của pháp luật và thấp hơn rất nhiều so với chi phí phải trả để giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài. Phí Trọng tài khác nhau tùy thuộc vào giá trị của tranh chấp và do Trung tâm Trọng tài ấn định. Với biểu phí Trọng tài của VIAC từ 16,5 triệu đồng đến hơn 3,6 tỷ đồng hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng được sẽ chọn con đường giải quyết tranh chấp bằng Tòa án để tiết kiệm chi phí.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Phương thức giải quyết tranh chấp
Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005 có các hình thức giải quyết tranh chấp sau:Một là, thương lượng giữa các bên.
- Là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thông qua việc các bên cùng nhau thỏa thuận, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ 3 nào.
- Là hình thức tranh chấp mang tính tự phát không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý, tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên.
- Các chủ thể luôn ưu tiên lựa chọn ngay khi xảy ra tranh chấp, bởi phương thức này không gây phiền hà, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, tiết kiệm chi phí, thời gian, tiền bạc. Tranh chấp còn giữ được bí mật trong hoạt động kinh doanh và uy tín của các bên. Không có sự cưỡng chế thi hành đối với kết quả thương lượng.
- Thương lượng chỉ áp dụng với những tranh chấp nhỏ, đơn giản, mức độ xung đột không cao.
- Là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Đây cũng là phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, mà dựa trên thiện chí của các bên. Hòa giải có hai hình thức: hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng.
- Khi tiến hành hòa giải, các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết tranh chấp để đưa ra lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Ý kiến của hòa giải viên chỉ có tính chất tham khảo còn kết quả của phiên hòa giải là sự thỏa thuận của các bên.
- Phương thức này được các bên ưu tiên lựa chọn vì thủ tục đơn giản, nhanh gọn, ít tốn kém, các bên có quyền định đoạt, không ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín, khả năng thành công cao. Tuy nhiên kết quả hòa giải không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là bên thứ 3 độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện. Tổ chức của trọng tài thương mại gồm trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc.
- Phương thức trọng tài do chính các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, nhưng sẽ được tiến hành theo quy trình pháp luật quy định. Trong phương thức này sẽ có một Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên trung gian, độc lập nhằm giải quyết các tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
- Ưu điểm của phương thức này là đảm bảo bí mật và uy tín cho các bên. Cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập, các trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao giúp xác định tốt quyền và trách nhiệm của các bên.
- Tuy nhiên, giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, nhiều thủ tục. Phán quyết của trọng tài không mang tính cưỡng chế nhà nước, việc thi hành phán quyết không phải lúc nào cũng thuận lợi.
- Là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành.
- Quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.
- Trong thực tiễn pháp lý, khi các biện pháp thương lượng, hòa giải, trọng tài không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn đến Tòa án giải quyết, bởi tính phức tạp, thiếu linh hoạt của quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Thời hạn giải quyết tranh chấp thương mại
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án có thời gian giải quyết khá dài. Trên thực tế, một vụ án có thể kéo dài nhiều năm liền mới có thể giải quyết xong.Luật Trọng tài thương mại có quy định về thời hạn thông báo đơn khởi kiện, thời hạn gửi bản tự bảo vệ của bị đơn, thời hạn thành lập Hội đồng trọng tài, thời hạn bầu chủ tịch Hội đồng trọng tài nhưng lại không quy định rõ về thời hạn giải quyết tranh chấp, nên trên thực tế việc giải quyết vụ việc trong thời hạn bao lâu phụ thuộc hoàn toàn vào Trọng tài. Luật chưa quy định rõ về thời hạn giải quyết vụ tranh chấp từ khi Hội đồng trọng tài được thành lập đến khi ra phán quyết trọng tài.
Chi phí giải quyết tranh chấp
Phương thức giải quyết tranh chấp lương lượng ít tốn kém kinh phí.Án phí xét xử tại Tòa án được ấn định sẵn theo quy định của pháp luật và thấp hơn rất nhiều so với chi phí phải trả để giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài. Phí Trọng tài khác nhau tùy thuộc vào giá trị của tranh chấp và do Trung tâm Trọng tài ấn định. Với biểu phí Trọng tài của VIAC từ 16,5 triệu đồng đến hơn 3,6 tỷ đồng hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng được sẽ chọn con đường giải quyết tranh chấp bằng Tòa án để tiết kiệm chi phí.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét