Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, nếu các bên có mâu thuẫn, tranh chấp thì giải quyết trước hết thông qua hòa giải, thương lượng với nhau. Trong trường hợp hòa giải, thương lượng không thành thì yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài để giải quyết. Trong trường hợp đó là tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài thì giải quyết ra sao? Có khác với tranh chấp bình thường không?
Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp thuộc thẩm quyền chung và riêng biệt được quy định tại Điều 469 và Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
Theo Điều 14 Luật trọng tài thương mại 2010 thì: Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
Trường hợp các bên chọ Tòa án để giải quyết thì theo Điều 683 Bộ luật dân sự 2015: Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
Do đó, khi có tranh chấp, Tòa án sẽ xác định dựa vào luật mà các bên thỏa thuận áp dụng.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Thẩm quyền xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài như thế nào?
Trong hợp đồng, nếu các bên thỏa thuận khi có tranh chấp xảy ra sẽ do Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp. Thì khi có tranh chấp, các bên có thể khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài.Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp thuộc thẩm quyền chung và riêng biệt được quy định tại Điều 469 và Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
- Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
- Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
- Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
- Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
- Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp như thế nào?
Nếu các bên thỏa thuận chọn Trọng tài thương mại để giải quyết thì luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài được xác định như sau:Theo Điều 14 Luật trọng tài thương mại 2010 thì: Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
Trường hợp các bên chọ Tòa án để giải quyết thì theo Điều 683 Bộ luật dân sự 2015: Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
Do đó, khi có tranh chấp, Tòa án sẽ xác định dựa vào luật mà các bên thỏa thuận áp dụng.
Án phí khi giải quyết tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền như thế nào?
Trường hợp Trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài thì theo Điều 34 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định:- Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
- Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác”.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét