Giải quyết tranh chấp đất khai hoang hay bất cứ tranh chấp những loại đất đai nào khác nào cũng được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi vậy muốn giải quyết được ổn thỏa, công bằng thì mọi việc đều được thực hiện có trình tự, thủ tục. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, đất khai hoang được hiểu là đất chưa bao giờ được dùng vào sản xuất hoặc đã bị bỏ hoang ít nhất 5 năm tính đến thời điểm khai hoang đưa vào sản xuất.
Kết quả hòa giải khi giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản đảm bảo về mặt hình thức theo Khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014 và phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất khai hoang nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khai hoang phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành.
Sau khi nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của người có thẩm quyền mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết thì phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lần hai đến người có thẩm quyền.
Việc giải quyết tranh chấp đất khai hoang tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.
Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
Bước 2: Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.
Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định.
Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Như vậy, khi có tranh chấp đất đai khai hoang, đất đai không có giấy tờ bạn có thể tham khảo các thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp đất khai hoang như trên.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Thế nào gọi là đất khai hoang?
Theo quy định tại Điều 9 Luật đất đai 2013, nhà nước khuyến khích người dân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào việc khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.Theo đó, đất khai hoang được hiểu là đất chưa bao giờ được dùng vào sản xuất hoặc đã bị bỏ hoang ít nhất 5 năm tính đến thời điểm khai hoang đưa vào sản xuất.
Có bắt buộc phải hòa giải khi giải quyết tranh chấp đất đai khai hoang?
Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp đất khai hoang theo hướng tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.Kết quả hòa giải khi giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản đảm bảo về mặt hình thức theo Khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014 và phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất khai hoang tại ủy ban nhân dân nhân có thẩm quyền?
Tranh chấp đất khai hoang khi đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều Luật Đất đai 2013 đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì đương sự có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và thủ tục được thực hiện như sau:Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất khai hoang nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khai hoang phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành.
Sau khi nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của người có thẩm quyền mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết thì phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lần hai đến người có thẩm quyền.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất khai hoang bằng khởi kiện tại Tòa án được tiến hành như thế nào?
Điều 203 luật đất đai năm 2013 quy định các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân là các tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy tờ về đất khai hoang hoặc không có giấy tờ về đất khai hoang nhưng lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân.Việc giải quyết tranh chấp đất khai hoang tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.
Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
Bước 2: Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.
Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định.
Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Như vậy, khi có tranh chấp đất đai khai hoang, đất đai không có giấy tờ bạn có thể tham khảo các thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp đất khai hoang như trên.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét