Từ bao đời nay, người Việt Nam ta rất coi trọng vấn đề tình làng nghĩa xóm, bởi hàng xóm là những người ở gần hay thậm chí là sát vách nhà ta. Có chuyện gì thì có thể giúp đỡ nhau ngay. Tuy nhiên, hòa thuận, giúp đỡ nhau là thế nhưng quan hệ hàng xóm cũng rất dễ xảy ra mâu thuẫn. Đặc biệt, rất hay xảy ra tranh chấp về đất đai giữa các hộ liền kề. Vậy, làm sao để giải quyết tranh chấp những tranh chấp đó?
Một là, tranh chấp lối đi, tranh chấp ranh giới: là tranh chấp xem ai là người có quyền sử dụng lối đi đó hay phần đất giáp ranh đó thuộc quyền sở hữu của ai?
Hai là, tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất thông thường như mua bán, tặng cho, cầm cố, thế chấp, đổi đất, ủy quyền quản lý đất… Đây là dạng tranh chấp mà trong quá trình ký kết, thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất như mua bán, cầm cố… thì phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch, hợp đồng. Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch tuân theo các quy định của Luật đất đai 2013 và quy định chung tại Bộ luật Dân sự 2015.
Một là, Thủ tục hòa giải
Các bên sẽ tự hòa giải với nhau, nếu các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu giải quyết. Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Thủ tục cụ thể được quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản. Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Nếu hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp được giải quyết theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng như sau:
Hai là, Thủ tục hành chính tại UBND cấp có thẩm quyền
Thủ tục hành chính được áp dụng trong trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Khi đó, các bên sẽ có quyền lựa chọn 1 trong 2 hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án. Và các bên lựa chọn hình thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại UBND thuộc về:
Thủ tục tố tụng được áp dụng trong 2 trường hợp:
Thứ nhất, đối với tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất;
Thứ hai, đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì các bên có quyền lựa chọn 1 trong 2 hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án. Và các bên lựa chọn hình thức khởi kiện ra Tòa án.
Cá nhân nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trình tự, thủ tục giải quyết tại Tòa án tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:
Các tình huống tranh chấp đất đai nào hay xảy ra giữa các hộ liền kề?
Tranh chấp đất đai với hộ liền kề có 02 dạng:Một là, tranh chấp lối đi, tranh chấp ranh giới: là tranh chấp xem ai là người có quyền sử dụng lối đi đó hay phần đất giáp ranh đó thuộc quyền sở hữu của ai?
Hai là, tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất thông thường như mua bán, tặng cho, cầm cố, thế chấp, đổi đất, ủy quyền quản lý đất… Đây là dạng tranh chấp mà trong quá trình ký kết, thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất như mua bán, cầm cố… thì phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch, hợp đồng. Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch tuân theo các quy định của Luật đất đai 2013 và quy định chung tại Bộ luật Dân sự 2015.
Ranh giới giữa các mảnh đất liền kề được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 175 Bộ Luật Dân sự 2015, xác định ranh giới của bất động sản liền kề như sau:- Xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Quyền về lối đi qua
Theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015: Chủ sở hữu phần đất bị vây bọc bởi các phần đất khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu của các mảnh đất đó dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên phần đất thuận tiện và thiệt hại gây ra là ít nhất. Chủ sở hữu hưởng quyền về lối đi phải đền bù lại cho người đã lấy phần đất mở lối đi cho mình, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai với hộ liền kề
Tranh chấp đất đai giữa các hộ liền kề đều được giải quyết theo thủ tục thông thường. Đó là:Một là, Thủ tục hòa giải
Các bên sẽ tự hòa giải với nhau, nếu các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu giải quyết. Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Thủ tục cụ thể được quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản. Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Nếu hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp được giải quyết theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng như sau:
Hai là, Thủ tục hành chính tại UBND cấp có thẩm quyền
Thủ tục hành chính được áp dụng trong trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Khi đó, các bên sẽ có quyền lựa chọn 1 trong 2 hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án. Và các bên lựa chọn hình thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại UBND thuộc về:
- Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu không đồng ý với kết quả thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện theo thủ tục hành chính ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với tranh chấp có người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nếu không đồng ý với kết quả thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện theo thủ tục hành chính ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Thủ tục tố tụng được áp dụng trong 2 trường hợp:
Thứ nhất, đối với tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất;
Thứ hai, đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì các bên có quyền lựa chọn 1 trong 2 hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án. Và các bên lựa chọn hình thức khởi kiện ra Tòa án.
Cá nhân nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trình tự, thủ tục giải quyết tại Tòa án tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng lối đi hoặc ranh giới thì các bên phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện tại Tòa án, nếu không có bước hòa giải tại UBND cấp xã thì không đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Đối với tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không cần hòa giải tại UBND cấp xã.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét