Yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài được hiểu là các yêu cầu khi ly hôn mà vợ hoặc chồng(đương sự) ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài. Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự. Còn đương sự ở nước ngoài là các đương sự theo quy định của nghị quyết 03/2012/NQ- HĐTP.
Theo quy định của Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014, thì trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn;
Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Hồ sơ yêu cầu ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài bao gồm:
Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài là ai?
Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, quy định thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì:- Về thẩm quyền theo cấp Tòa án: Căn cứ Điều 35, Điều 37, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có người ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương giải quyết.
- Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.
- Nếu bị đơn (người bị kiện) có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoàido Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết;
- Nếu bị đơn (người bị kiện) không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.
Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào?
Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài là khi hai bên vợ chồng( một bên là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài) có sự tự nguyện ly hôn khi chấp nhận thấy không còn đạt được mục đích của cuộc hôn nhân và hông có bất cứ một sự tranh chấp nào về tài sản, nuôi dưỡng cũng như chăm sóc con cái.Theo quy định của Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014, thì trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn;
Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Hồ sơ yêu cầu ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài bao gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
- Bản chính Giấy đăng ký kết hôn;
- 01 Bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;
- 01 Bản sao có chứng thực CMND/hộ chiếu của hai vợ chồng;
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao)…
Ly hôn có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam?
Theo nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế Việt Nam và quy định của Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét