Tranh chấp về cấp dưỡng khi ly hôn và sau khi ly hôn là tranh chấp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ hoặc chồng trong việc cấp dưỡng nuôi con cái. Các cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy tranh chấp về cấp dưỡng là một quan hệ tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án.
Việc cấp dưỡng chỉ áp dụng nếu tại tình huống cha mẹ ly hôn mà con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và cũng không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.
Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con của cha/mẹ sau khi ly hôn dựa trên sự tính toán “những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con”, cụ thể là bao nhiêu thì tùy thuộc vào “từng trường hợp cụ thể, và vào khả năng của mỗi bên” .
Theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Việc lựa chọn phương thức cấp dưỡng như thế nào do các bên tự nguyện thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì phương thức cấp dưỡng được quyết định là hàng tháng.
Tuy nhiên, luật cũng không nêu rõ cách thức mà Toà án buộc người không tự nguyện phải thực hiện nghĩa vụ đó như thế nào. Như vậy, theo nguyên tắc chung, bản án do Toà án tuyên sẽ mang tính chất cưỡng chế và buộc người không tự nguyện thi hành phải thi hành nhờ vào hoạt động cưỡng chế của cơ quan thi hành án.
Phần lớn người được cấp dưỡng là con chưa thành niên, do một bên cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, nếu tài chính không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống vật chất và tinh thần của họ. Do vậy, việc mở rộng quy định về quyền nộp đơn khởi kiện lại đối với trường hợp xin thay đổi phương thức cấp dưỡng là điều hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đương sự, mà cụ thể ở đây là con chưa thành niên, chủ thể được bảo vệ bởi Luật Trẻ em năm 2016.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Quyền yêu cầu cấp dưỡng là gì?
Quyền yêu cầu cấp dưỡng là quyền yêu cầu hỗ trợ vật chất để đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của người có quyền. Suy cho cùng, việc xây dựng chế định quyền yêu cầu cấp dưỡng dựa trên các quyền cơ bản của con người: sinh ra và còn sống, mỗi ngườì đều có quyền sống và xã hội phải tạo điều kiện thuận lợi cho con người thực hiện quyền sống của mình; một trong những điều kiện vật chất sơ cấp của sự sống là có cái gì đó để ăn, để mặc, để ở,….Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn được quy định như thế nào?
Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 , sau khi ly hôn mà cha/mẹ không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.Việc cấp dưỡng chỉ áp dụng nếu tại tình huống cha mẹ ly hôn mà con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và cũng không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.
Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là bao nhiêu?
Mức cấp dưỡng cho con được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó: Pháp luật ưu tiên cho các bên trong quan hệ cấp dưỡng được tự thỏa thuận về mức cấp dưỡng, căn cứ trên thu nhập, khả năng lao động về thực tế của người cấp dưỡng cũng như xác minh về nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu các bên không thể thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định.Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con của cha/mẹ sau khi ly hôn dựa trên sự tính toán “những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con”, cụ thể là bao nhiêu thì tùy thuộc vào “từng trường hợp cụ thể, và vào khả năng của mỗi bên” .
Theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Việc lựa chọn phương thức cấp dưỡng như thế nào do các bên tự nguyện thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì phương thức cấp dưỡng được quyết định là hàng tháng.
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 118 Luật hôn nhân gia đinh thì nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn chấm dứt trong các trường hợp sau:- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản
- để tự nuôi mình;
- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
- Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
- Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
- Trường hợp khác theo quy định của luật.
Tuy nhiên, luật cũng không nêu rõ cách thức mà Toà án buộc người không tự nguyện phải thực hiện nghĩa vụ đó như thế nào. Như vậy, theo nguyên tắc chung, bản án do Toà án tuyên sẽ mang tính chất cưỡng chế và buộc người không tự nguyện thi hành phải thi hành nhờ vào hoạt động cưỡng chế của cơ quan thi hành án.
Phần lớn người được cấp dưỡng là con chưa thành niên, do một bên cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, nếu tài chính không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống vật chất và tinh thần của họ. Do vậy, việc mở rộng quy định về quyền nộp đơn khởi kiện lại đối với trường hợp xin thay đổi phương thức cấp dưỡng là điều hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đương sự, mà cụ thể ở đây là con chưa thành niên, chủ thể được bảo vệ bởi Luật Trẻ em năm 2016.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét