Sau lời xin lỗi, UBND TP.HCM sẽ làm gì để khắc phục thiệt hại cho người dân Thủ Thiêm? Việc UBND TP đã quyết định thu hồi đất đối với phần diện tích 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An để thực hiện một số dự án trong khu đô thị Thủ Thiêm là không đúng với quy hoạch. Ngày 21/9/2018, Chánh Văn phòng UBND Thành phố Võ Văn Hoan đại diện lãnh đạo TP gửi lời xin lỗi tới người dân Thủ Thiêm và Phó Chủ tịch UBND Thành phố đã cam kết sẽ bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư cho người dân.
Bên cạnh đó, theo khoản 11 Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 thì quyết định thu hồi đất trái pháp luật của UBND TP.HCM nằm trong phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính. Nên người dân Thủ Thiêm có thể yêu cầu UBND Thành phố bồi thường thiệt hại khi có đủ căn cứ bồi thường thiệt hại theo Điều 7 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017: Có căn cứ xác định quyết định thu hồi 4.3 ha đất là trái pháp luật, có thiệt hại, và việc thu hồi đất trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho người dân. Cách xác định thiệt hại được tính theo quy định tại Điều 22 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017. Thiệt hại gồm thiệt hại vật chất do tài sản bị xâm phạm và chi phí khác theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017, Điều 3, Điều 4, Điều 12 Nghị định 68/2012/NĐ-CP.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến khẳng định Thành phố sẽ xây dựng chính sách bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân trong phần diện tích đất khoảng 4,3 ha nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm trước ngày 30/11/2018. Việc bồi thường thiệt hại phải đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và của tổ chức, cá nhân sử dụng đất.
Ngoài ra, người sử dụng còn được bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh, nhà, công trình xây dựng trên đất, cây trồng, vật nuôi, chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 88, Điều 89, Điều 90, Điều 91 Luật đất đai 2013, và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 92 Luật đất đai 2013.
• Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.
• Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở.
• Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
• Hỗ trợ khác.
Bên cạnh đó, trong trường hợp chưa chuẩn bị đủ quỹ nhà ở, đất ở tái định cư nhưng phải đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng đối với những dự án, công trình cấp thiết, thì Ủy ban nhân dân quận, huyện phải chuẩn bị quỹ nhà tạm cư để bố trí cho người bị thu hồi đất. Trường hợp không thể chuẩn bị được quỹ nhà tạm cư để bố trí cho người bị thu hồi đất thì hỗ trợ chi phí tạm cư trong khi chờ bố trí nhà, đất tái định cư theo công văn số 1921/UBND-ĐTMT.
Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi đất. Nếu chậm chi trả thì phải trả thêm lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Pháp luật quy định như thế nào đối với trường hợp thu hồi đất không đúng quy hoạch và đã giao đất cho cá nhân, tổ chức khác?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về cách giải quyết trong trường hợp thu hồi đất không đúng quy hoạch, đã giải phóng mặt bằng và giao đất cho cá nhân, tổ chức khác. Do đó, người dân Thủ Thiêm và UBND TP.HCM vẫn phải thỏa thuận với nhau trên hành lang bồi thường, hỗ trợ do thu hồi đất đúng quy hoạch.Bên cạnh đó, theo khoản 11 Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 thì quyết định thu hồi đất trái pháp luật của UBND TP.HCM nằm trong phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính. Nên người dân Thủ Thiêm có thể yêu cầu UBND Thành phố bồi thường thiệt hại khi có đủ căn cứ bồi thường thiệt hại theo Điều 7 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017: Có căn cứ xác định quyết định thu hồi 4.3 ha đất là trái pháp luật, có thiệt hại, và việc thu hồi đất trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho người dân. Cách xác định thiệt hại được tính theo quy định tại Điều 22 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017. Thiệt hại gồm thiệt hại vật chất do tài sản bị xâm phạm và chi phí khác theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017, Điều 3, Điều 4, Điều 12 Nghị định 68/2012/NĐ-CP.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến khẳng định Thành phố sẽ xây dựng chính sách bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân trong phần diện tích đất khoảng 4,3 ha nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm trước ngày 30/11/2018. Việc bồi thường thiệt hại phải đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và của tổ chức, cá nhân sử dụng đất.
Bồi thường thiệt hại cho các hộ dân trong và ngoài khu 4,3 ha nằm ngoài ranh quy hoạch như thế nào?
Theo điểm d khoản 2 Điều 62 Luật đất đai 2013 thì việc thu hồi 4,3 ha đất ở khu phố 1, phường Bình An, quận 2 để thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm là trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội. Theo Điều 74 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất khi có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 sẽ được bồi thường về đất. Nhà nước bồi thường bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền. Trong trường hợp này do UBND Thành phố thu hồi đất ngoài ranh quy hoạch, trái pháp luật nên giá đất để xác định bồi thường thiệt hại sẽ do UBND TP.HCM thỏa thuận với người dân chứ không theo giá đất cụ thể do UBND TP.HCM quy định tại thời điểm thu hồi đất.Ngoài ra, người sử dụng còn được bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh, nhà, công trình xây dựng trên đất, cây trồng, vật nuôi, chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 88, Điều 89, Điều 90, Điều 91 Luật đất đai 2013, và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 92 Luật đất đai 2013.
UBND TP.HCM sẽ hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân trong và ngoài khu 4,3 ha nằm ngoài ranh quy hoạch như thế nào?
Theo Điều 83 Luật đất đai 2013 thì ngoài việc bồi thường thiệt hại như trên thì người sử dụng đất còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Các khoản hỗ trợ gồm:• Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.
• Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở.
• Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
• Hỗ trợ khác.
Bên cạnh đó, trong trường hợp chưa chuẩn bị đủ quỹ nhà ở, đất ở tái định cư nhưng phải đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng đối với những dự án, công trình cấp thiết, thì Ủy ban nhân dân quận, huyện phải chuẩn bị quỹ nhà tạm cư để bố trí cho người bị thu hồi đất. Trường hợp không thể chuẩn bị được quỹ nhà tạm cư để bố trí cho người bị thu hồi đất thì hỗ trợ chi phí tạm cư trong khi chờ bố trí nhà, đất tái định cư theo công văn số 1921/UBND-ĐTMT.
Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi đất. Nếu chậm chi trả thì phải trả thêm lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét