Quyền thừa kế bao gồm quyền định đoạt di sản thừa kế và quyền được hưởng di sản thừa kế. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người khác; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Chúng ta cùng chuyentuvanphapluat.com xem thêm bài viết để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật, mà không nhất thiết phải nêu lý do. Người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình. Việc truất quyền thừa kế có thể trực tiếp ghi trong di chúc hoặc không ghi họ vào. Căn cứ vào Điều 626 Bộ luật dân sự 2015.
Người lập di chúc cũng có thể phân định di sản theo tỷ lệ mà không xác định rõ phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng và mỗi người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được xác định trên tổng giá trị khối tài sản đang còn vào thời điểm phân chia. Hoặc người lập di chúc có thể phân định rõ trong di chúc người thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì; khi di sản được phân chia, các thừa kế được nhận hiện vật theo sự xác định trong di chúc
Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như trả nợ, bồi thường thiệt hại… Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế. Căn cứ vào Điều 615 Bộ luật dân sự 2015.
Những cá nhân, người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật được liệt kê cụ thể tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.
Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật cho phép nếu phù hợp với điều kiện, nguyên tắc, thời hạn theo quy định tại Điều 642 BLDS.
Từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc cũng là sự thể hiện ý chí của người được chỉ định thừa kế theo di chúc đã không nhận thừa kế theo sự định đoạt của người để lại di sản. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đồng thời là người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản thì việc thể hiện ý chí của người đó có thể xảy ra các trường hợp sau:
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Quyền chỉ định người thừa kế và truất quyền thừa kế như thế nào?
Người lập di chúc có quyền thừa kế là quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào. Họ có thể là con, cha, mẹ, vợ, chồng… của người thuộc diện thừa kế theo luật dựa trên các quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ huyết thống; và cũng có thể là những người khác như Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, …Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật, mà không nhất thiết phải nêu lý do. Người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình. Việc truất quyền thừa kế có thể trực tiếp ghi trong di chúc hoặc không ghi họ vào. Căn cứ vào Điều 626 Bộ luật dân sự 2015.
Quyền phân định di sản cho từng người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế?
Người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thể di sản của mình cho người thừa kế. Người lập di chúc có quyền thừa kế là phân chia di sản cho mỗi người không nhất thiết phải ngang nhau mà không cần phải nêu lý do. Người lập di chúc cũng có thể chỉ định nhiều người thừa kế và di sản được chia đều cho những người có tên trong di chúc. Nếu những người này có sự thỏa thuận về việc hưởng di sản thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo sự thỏa thuận đó.Người lập di chúc cũng có thể phân định di sản theo tỷ lệ mà không xác định rõ phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng và mỗi người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được xác định trên tổng giá trị khối tài sản đang còn vào thời điểm phân chia. Hoặc người lập di chúc có thể phân định rõ trong di chúc người thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì; khi di sản được phân chia, các thừa kế được nhận hiện vật theo sự xác định trong di chúc
Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như trả nợ, bồi thường thiệt hại… Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế. Căn cứ vào Điều 615 Bộ luật dân sự 2015.
Cá nhân có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?
Mặc dầu tuy có di chúc nhưng không được người lập di chúc đưa vào hoặc có nhưng di chúc không hợp pháp hoặc không có di chúc. Thì những cá nhân nếu đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì vẫn có quyền hưởng di sản.Những cá nhân, người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật được liệt kê cụ thể tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.
Quyền từ chối của người được hưởng di sản thừa kế được quy định như thế nào?
Pháp luật thừa kế của nước ta quy định người thừa kế có quyền thừa kế là nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản nếu sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà pháp luật đã quy định. Sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế được quy định trong điều luật nêu trên quy định thời hạn có hiệu lực của sự khước từ, hình thức và thủ tục khước từ quyền hưởng di sản và trường hợp không có quyền từ chối quyền hưởng di sản.Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật cho phép nếu phù hợp với điều kiện, nguyên tắc, thời hạn theo quy định tại Điều 642 BLDS.
Từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc cũng là sự thể hiện ý chí của người được chỉ định thừa kế theo di chúc đã không nhận thừa kế theo sự định đoạt của người để lại di sản. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đồng thời là người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản thì việc thể hiện ý chí của người đó có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Một, chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.
- Hai, chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc
- Ba, từ chối cả quyền hưởng thừa kế theo di chúc và quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét