Tố cáo trong Đảng là việc công dân Việt Nam, đảng viên báo cho tổ chức đảng hoặc cán bộ, đảng viên có trách nhiệm biết về hành vi của tổ chức đảng hoặc đảng viên mà người tố cáo cho là có dấu hiệu vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy chế, kết luật của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân. Vậy, khi có tố cáo sẽ giải quyết theo quy trình như thế nào?
Ngày 26-7-2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Quy định số 30-QĐ/TW thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, trong đó có hướng dẫn về việc giải quyết tố cáo đảng viên.
Bước 2, chậm nhất 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh trở xuống; 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết tố cáo;
Khi hết thời hạn trên mà chưa giải quyết xong thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày làm việc, đồng thời phải thông báo cho người tố cáo biết.;
Bước 3, sau khi giải quyết xong, phải thông báo trực tiếp (bằng miệng) cho người tố cáo biết, trong trường hợp cần thiết thì phải thông báo bằng văn bản.
Trường hợp tố cáo có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ủy ban kiểm tra báo cáo cấp ủy cùng cấp chỉ đạo phối hợp giải quyết.
Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc.
Thứ nhất, người tố cáo phải trình bày trung thực sự việc, ghi rõ họ, tên, địa chỉ, ký tên chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng của mình. Nếu phản ảnh trực tiếp thì phải được ghi lại thành văn bản, người tố cáo phải ký tên chịu trách nhiệm vào văn bản.
Không được viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên hoặc ký tên từ hai người trở lên trong một đơn tố cáo, không được gửi, tán phát hoặc phổ biến nội dung tố cáo, tên người bị tố cáo, nội dung làm việc với tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo, nội dung kết luận giải quyết tố cáo cho những tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm.
Thứ hai, đảng viên bị tố cáo phải trình bày rõ, trung thực, đầy đủ, kịp thời những vấn đề bị tố cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan cho chủ thể giải quyết tố cáo; tự giác nhận rõ sai lầm, khuyết điểm và có quyền sử dụng bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo không đúng; không được đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho chủ thể giải quyết tố cáo, truy tìm, trấn áp, trù dập, trả thù người phê bình, tố cáo.
Thứ ba, tổ chức đảng quản lý đối tượng bị tố cáo phải bảo đảm quyền dân chủ của đảng viên và quần chúng trong việc giám sát, tố cáo, phản ảnh về tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Phối hợp và thực hiện yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Thứ tư, xem xét, xử lý nghiêm những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiều lần có dụng ý xấu.
Một là, đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ;
Hai là, đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc;
Ba là, đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh;
Bốn là, đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên;
Năm là, đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên;
Sáu là, đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên;
Bảy là, đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.
Ngày 26-7-2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Quy định số 30-QĐ/TW thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, trong đó có hướng dẫn về việc giải quyết tố cáo đảng viên.
Thẩm quyền, quy trình giải quyết tố cáo đảng viên
Bước 1, Ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp. Khi nhận được tố cáo phải phân loại, chuyển các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; giải quyết các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phối hợp với các tổ chức chức đảng có thẩm quyền để giải quyết;Bước 2, chậm nhất 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh trở xuống; 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết tố cáo;
Khi hết thời hạn trên mà chưa giải quyết xong thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày làm việc, đồng thời phải thông báo cho người tố cáo biết.;
Bước 3, sau khi giải quyết xong, phải thông báo trực tiếp (bằng miệng) cho người tố cáo biết, trong trường hợp cần thiết thì phải thông báo bằng văn bản.
Trường hợp tố cáo có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ủy ban kiểm tra báo cáo cấp ủy cùng cấp chỉ đạo phối hợp giải quyết.
Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc.
Nguyên tắc giải quyết tố cáo
Trong quá trình giải quyết tố cáo đảng viên, phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:Thứ nhất, người tố cáo phải trình bày trung thực sự việc, ghi rõ họ, tên, địa chỉ, ký tên chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng của mình. Nếu phản ảnh trực tiếp thì phải được ghi lại thành văn bản, người tố cáo phải ký tên chịu trách nhiệm vào văn bản.
Không được viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên hoặc ký tên từ hai người trở lên trong một đơn tố cáo, không được gửi, tán phát hoặc phổ biến nội dung tố cáo, tên người bị tố cáo, nội dung làm việc với tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo, nội dung kết luận giải quyết tố cáo cho những tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm.
Thứ hai, đảng viên bị tố cáo phải trình bày rõ, trung thực, đầy đủ, kịp thời những vấn đề bị tố cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan cho chủ thể giải quyết tố cáo; tự giác nhận rõ sai lầm, khuyết điểm và có quyền sử dụng bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo không đúng; không được đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho chủ thể giải quyết tố cáo, truy tìm, trấn áp, trù dập, trả thù người phê bình, tố cáo.
Thứ ba, tổ chức đảng quản lý đối tượng bị tố cáo phải bảo đảm quyền dân chủ của đảng viên và quần chúng trong việc giám sát, tố cáo, phản ảnh về tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Phối hợp và thực hiện yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Thứ tư, xem xét, xử lý nghiêm những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiều lần có dụng ý xấu.
Trường hợp nào không giải quyết tố cáo đảng viên?
Không giải quyết tố cáo đảng viên trong các trường hợp sau đây:Một là, đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ;
Hai là, đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc;
Ba là, đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh;
Bốn là, đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên;
Năm là, đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên;
Sáu là, đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên;
Bảy là, đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét