Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đang là một ngành dịch vụ việc làm, thực hiện các giải pháp ổn định, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động; Dưới đây là một số hình thức và điều kiện cơ bản để một người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ nhất: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Thứ hai: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Thứ ba: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
Thứ 4: Hợp đồng cá nhân.
Hồ sơ chuẩn bị để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hầu hết các quốc gia nhận người lao động Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài đều có yêu cầu người lao động Việt Nam phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
Thứ hai: Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Thứ ba: Được hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều người lao động, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động như việc hỗ trợ kinh phí đào tạo cho việc mở rộng thị trường;
Thứ 4: Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài như là vay vốn không cần thế chấp hoặc là vay với lãi suất thấp;
Thứ 5: Khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao, khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài.
Ngoài ra, nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ những đối tượng là thân nhân chủ yếu của người có công, người dân cư trú ở các địa phương thuộc 62 huyện nghèo, đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất …được học nghề, ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ nhất: Đối với người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở trong nước và chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ hai: Đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Các hình thức để Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Có 4 hình thức để Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cụ thể như sau:Thứ nhất: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Thứ hai: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Thứ ba: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
Thứ 4: Hợp đồng cá nhân.
Điều kiện để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trong luật quy định rõ công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài, có đủ sức khỏe, đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật tay nghề theo yêu cầu của nước tiếp nhận, không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam thì được đi làm việc ở nước ngoài.Hồ sơ chuẩn bị để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hầu hết các quốc gia nhận người lao động Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài đều có yêu cầu người lao động Việt Nam phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
- Hộ chiếu Việt Nam còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng;
- Mẫu tờ khai xin cấp visa lao động.
- Ảnh chụp kích thước 4x 6 trong vòng 6 tháng gần nhất.
- Hợp đồng lao động.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về sức khỏe của người lao động.
- Lý lịch tư pháp có hiệu lực trong sáu tháng kể từ ngày được cấp.
- Bằng cấp hoặc chứng chỉ học nghề.
- Hóa đơn thu phí cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Phiếu yêu cầu của chủ thuê lao động.
- Giấy ủy quyền của chủ thuê lao động.
- Giấy phép nhập cảnh của nước sở tại.
- Phiếu thẩm định hồ sơ thuê lao động Việt Nam đến làm việc.
Các chính sách nhà nước thực hiện để tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ nhất: Được tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài như làm hộ chiếu cho tập thể người lao động, tạo điều kiện cho tập thể người lao động khám sức khỏe nhanh chóng, thuận lợi;Thứ hai: Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Thứ ba: Được hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều người lao động, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động như việc hỗ trợ kinh phí đào tạo cho việc mở rộng thị trường;
Thứ 4: Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài như là vay vốn không cần thế chấp hoặc là vay với lãi suất thấp;
Thứ 5: Khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao, khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài.
Ngoài ra, nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ những đối tượng là thân nhân chủ yếu của người có công, người dân cư trú ở các địa phương thuộc 62 huyện nghèo, đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất …được học nghề, ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài.
Mức đóng Bảo hiểm y tế đối với Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Mức đóng và phương thức đóng đối với trường hợp này quy định tại khoản 2, Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hai mức đóng như sau:Thứ nhất: Đối với người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở trong nước và chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ hai: Đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét