Chuyển đến nội dung chính

Giấy Cam Kết Không Tranh Chấp Đất Đai

Đất đai luôn là vấn đề rất hay xảy ra tranh chấp trong trên thực tế. Chính vì vậy, khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai như cấp sổ đỏ, mua bán, chuyển nhượng, sang tên … thì trong hồ sơ cần phải có giấy cam kết không tranh chấp đất đai. Mẫu giấy cam kết không có tranh chấp về thửa đất là mẫu biên bản nhằm cam kết về việc mảnh đất đó không có tranh chấp.
Quy định hiện hành về mẫu giấy cam kết không tranh chấp đất đai
Mẫu giấy cam kết không tranh chấp đất đai

Tại sao phải xin giấy cam kết không tranh chấp đất đai?

Theo quy định của pháp luật đất đai, công dân khi thực hiện mua bán, chuyển nhượng, sang tên thì đều phải có giấy cam kết không tranh chấp đất đai để tránh phát sinh các rủi ro sau này.
Giấy cam kết không tranh chấp đất đai sẽ chứng minh đất đai được mua bán, chuyển nhượng, sang tên không có tranh chấp hay vi phạm kế hoạch sử dụng đất của Ủy bân nhân dân cấp Xã, Huyện nơi có lô đất tọa lạc. Người chủ sở hữu sẽ chuẩn bị hồ sơ sau đó nộp về Ủy ban nhân dân cấp Xã nơi có đất tọa lạc.
Nếu hồ sơ hợp lệ theo pháp luật thì người chủ sở hữu nộp đơn sẽ nhận được “ Phiếu hẹn” và chờ đợi kết quả thẩm định từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hướng dẫn cách viết giấy cam kết không tranh chấp đất đai?

Giấy cam kết không tranh chấp đất đai về phần nội dung sẽ nêu rõ chủ sở hữu của mảnh đất là ai, địa chỉ ở đâu, vị trí của mảnh đất, diện tích sử dụng, thời điểm sử dụng và hiện tại cho đến thời điểm làm đơn thì không có tranh chấp với bất kì cá nhân nào. Cụ thể, giấy cam kết phải chứa các thông tin bắt buộc sau:
Thứ nhất, về Quốc hiệu, tiêu ngữ
Đây là nội dung bắt buộc trong các mẫu đơn xin xác nhận đất đai, Quốc hiệu, tiêu ngữ được ghi ở đầu và ở giữa trang của mỗi đơn.
Thứ hai, về tên của giấy cam kết không tranh chấp đất đai
Tên của mẫu đơn xin xác nhận đất đai được viết như sau: GIẤY CAM KẾT KHÔNG CÓ TRANH CHẤP KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
Thứ ba, về thông tin nhân thân của người cam kết
Cần ghi rõ nội dung họ và tên đầy đủ của người cam kết. Các thông tin khác bắt buộc phải có như: Số chứng minh nhân dân, địa chỉ liên hệ, số điện thoại đối với người cam kết.
Thứ tư, về thông tin thửa đất
Các thông tin này bao gồm như: diện tích đất, vị trí tại số thửa nào, tờ bản đồ nào, địa chỉ nào, loại đất gì, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất.
Thứ năm, lý do xin cam kết
Trình bày cụ thể lý do ví dụ: để xin giấy phép xây dựng, để thực hiện việc mua bán, sang tên, chuyển nhượng thửa đất…
Cá nhân và  tổ chức cần ghi đầy đủ các tài liệu, giấy tờ chứng minh kèm theo mẫu đơn để thuận lợi cho quá trình làm việc cũng như tránh các rủi ro pháp lý sau này.

Giấy cam kết không tranh chấp đất đai như thế nào là hợp pháp?

Giấy cam kết không tranh chấp đất đai hợp pháp
Giấy cam kết không tranh chấp đất đai phải được công chứng, chứng thực
Theo quy định của pháp luật, giấy cam kết không tranh chấp đất đai chỉ được coi là hợp pháp khi được công chứng, chứng thực chữ ký tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì mới được coi là có hiệu lực pháp luật.
Cụ thể, thẩm quyền chứng thực chữ ký của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
  • Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  • Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
  • Chứng thực di chúc;
  • Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
  • Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trên đây là nội dung tư vấn về giấy cam kết không tranh chấp đất đai. Các cá nhân có nhu cầu cần viết giấy cam kết không tranh chấp đất đai, hay thực hiện các thủ tục như mua bán, chuyển nhượng, sang tên đất đai có thể liên hệ thông tin của Công ty. Xin cảm ơn Quý khách.


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

TÌM HIỂU QUY ĐỊNH VỀ GIỮ LẠI TIỀN BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Trong lĩnh vực xây dựng, việc đảm bảo chất lượng công trình luôn là yếu tố then chốt, quyết định sự bền vững và an toàn của dự án. Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình hợp tác. Chính vì vậy, " giữ lại tiền bảo hành công trình " đã trở thành một điều khoản phổ biến, được quy định rõ ràng trong các hợp đồng xây dựng. Vậy tiền bảo hành công trình là gì? Mục đích của việc giữ lại tiền bảo hành là gì? Những quy định pháp lý nào liên quan đến vấn đề này? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn chi tiết và toàn diện về quy định giữ lại tiền bảo hành công trình xây dựng. Khi nào được giữ tiền bảo hành nhà ở của nhà thầu Mục Đích Giữ Lại Tiền Bảo Hành Công Trình Tiền bảo hành công trình, về bản chất, là một phần giá trị hợp đồng xây dựng mà chủ đầu tư tạm thời giữ lại sau khi công trình hoàn thành. Khoản tiền này đóng vai trò như một "cam kết" từ phía nhà t...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...