Trước đó, theo thông tin vụ việc. Ngày 24-10, Công an TP Cần Thơ đã tổ chức buổi họp báo, thông tin về vụ xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, ngụ phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) số tiền 90 triệu đồng do bán 100 USD. Như vậy, quy định của pháp luật như thế nào về vấn đề mua bán ngoại tệ. Việc bán 100 USD bị phạt 90 triệu đồng, đúng hay sai?
Theo đó, UBND TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt hành chính 90 triệu đồng với ông Nguyễn Cà Rê theo điểm a, khoản 3, điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Kèm theo đó là hình phạt bổ sung tịch thu số tiền 2.260.000 đồng từ tiền bán 100 USD được quy định tại khoản 8, Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Theo quy định tại Điều 3, Thông tư 20/2011/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước về địa điểm mua bán ngoại tệ. Đó là, việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
Theo đó, tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật.
Tổ chức kinh tế chỉ được thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 89/2016/NĐ-CP về điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tệ.
Tuy nhiên, trong vụ việc còn có một số bất thường về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.
Một là, về lập biên bản. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Tuy nhiên, tại thời điểm tiến hành khám xét người có thẩm quyền đang thi hành công vụ không lập biên bản vi phạm hành chính mà lại lập biên bản vào ngày không xảy ra hành vi vi phạm. Hành vi thu đổi ngoại tệ xảy ra vào ngày 30-1 nhưng đến ngày 13-8, Công an TP Cần Thơ mới lập Biên bản vi phạm là không đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Thứ hai, về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trong vụ việc, biên bản vi phạm ban hành ngày 13-8 mà đến ngày 04-9 mới ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính. Nếu nếu kết luận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vụ việc mang tính chất nghiêm trọng và thuộc trường hợp phải giải trình thì thời hạn để ra quyết định tối đa có thể là 60 ngày – tức việc ra quyết định xử phạt hành chính là đúng quy định pháp luật về mặt thời hạn. Tuy nhiên, vì ngay từ thời điểm lập biên bản vi phạm không phù hợp quy định rồi kéo theo việc ra quyết định về sau cũng không phù hợp theo.
Theo đó, nếu quá thời hạn quy định, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Câu chuyện anh thợ điện đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng như thế nào?
Theo Công an thành phố, trưa 30-1, Phòng Cảnh sát kinh tế bắt quả tang ông Lê Hồng Lực, Giám đốc Công ty TNHH MTV SX-TM Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực (40 Nguyễn Đức Cảnh, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều) đang mua 100 USD của anh Rê với giá 2.260.000 đồng mà nơi này không có giấy phép thu mua ngoại tệ của cơ quan có thẩm quyền.Theo đó, UBND TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt hành chính 90 triệu đồng với ông Nguyễn Cà Rê theo điểm a, khoản 3, điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Kèm theo đó là hình phạt bổ sung tịch thu số tiền 2.260.000 đồng từ tiền bán 100 USD được quy định tại khoản 8, Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Mua bán ngoại tệ ở đâu là hợp pháp?
Trong vụ việc trên, anh Rê bị xử phạt về hành vi mua bán tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Như vậy, việc mua bán ngoại tệ ở đâu là hợp pháp?Theo quy định tại Điều 3, Thông tư 20/2011/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước về địa điểm mua bán ngoại tệ. Đó là, việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
Theo đó, tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật.
Tổ chức kinh tế chỉ được thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 89/2016/NĐ-CP về điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tệ.
Quyết định xử phạt bán 100 USD tại tiệm vàng là đúng hay sai?
Việc UBND TP Cần Thơ căn cứ Nghị định 96/2014 để xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đổi ngoại tệ với số tiền 100 USD là không sai. Khi anh Rê thực hiện việc đổi 100 USD tại tiệm vàng Thảo Lực. Địa điểm thu mua ngoại tệ không có Giấy phép theo quy định pháp luật. Do đó, hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP.Tuy nhiên, trong vụ việc còn có một số bất thường về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.
Một là, về lập biên bản. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Tuy nhiên, tại thời điểm tiến hành khám xét người có thẩm quyền đang thi hành công vụ không lập biên bản vi phạm hành chính mà lại lập biên bản vào ngày không xảy ra hành vi vi phạm. Hành vi thu đổi ngoại tệ xảy ra vào ngày 30-1 nhưng đến ngày 13-8, Công an TP Cần Thơ mới lập Biên bản vi phạm là không đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Thứ hai, về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trong vụ việc, biên bản vi phạm ban hành ngày 13-8 mà đến ngày 04-9 mới ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính. Nếu nếu kết luận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vụ việc mang tính chất nghiêm trọng và thuộc trường hợp phải giải trình thì thời hạn để ra quyết định tối đa có thể là 60 ngày – tức việc ra quyết định xử phạt hành chính là đúng quy định pháp luật về mặt thời hạn. Tuy nhiên, vì ngay từ thời điểm lập biên bản vi phạm không phù hợp quy định rồi kéo theo việc ra quyết định về sau cũng không phù hợp theo.
Theo đó, nếu quá thời hạn quy định, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét