Đất có sổ đỏ bị tranh chấp là đất mà đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Nhưng giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân khác, với Nhà nước liên quan tới vấn đề bồi thường đất hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
Trình tự và thủ tục hòa giải cơ sở tại thôn và hòa giải tại UBND xã thực hiện theo quy định pháp luật đất đai hiện hành tại Điều 202 Luật đất đai 2013; Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai.
Thủ tục hòa giải tại UBND xã bao gồm: tiếp nhận đơn, điều tra xác minh đơn; thành lập hội đồng giải quyết tranh chấp; tổ chức cuộc họp để các bên hòa giải; thông báo kết quả hòa giải và lập biên bản hòa giải.
Cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án, thực hiện việc nộp tạm ứng án phí. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Đất có sổ đỏ bị tranh chấp được giải quyết theo thủ tục hòa giải như thế nào?
Thủ tục hòa giải khi đất có sổ đỏ bị tranh chấp được thực hiện như sau:Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
Trình tự và thủ tục hòa giải cơ sở tại thôn và hòa giải tại UBND xã thực hiện theo quy định pháp luật đất đai hiện hành tại Điều 202 Luật đất đai 2013; Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai.
Thủ tục hòa giải tại UBND xã bao gồm: tiếp nhận đơn, điều tra xác minh đơn; thành lập hội đồng giải quyết tranh chấp; tổ chức cuộc họp để các bên hòa giải; thông báo kết quả hòa giải và lập biên bản hòa giải.
Trình tự giải quyết đất có sổ đỏ bị tranh chấp tại Tòa án
Trong trường hợp đất có sổ đỏ bị tranh chấp mà đã tiến hành hòa giải tại UBND xã nhưng không thành. Các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu Tòa án giải quyết.Cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án, thực hiện việc nộp tạm ứng án phí. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét