Việc nhận di sản
được pháp luật xác định là quyền, không ai có thể bị buộc phải nhận di sản, nếu
không muốn. Vì thế, từ chối nhận thừa kế là hành vi thể hiện ý chí không muốn
nhận di sản của cá nhân khi được nhận tài sản hợp pháp từ người khác để lại. Theo
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền từ chối thừa kế một cách khá chi tiết và
cụ thể.
Từ chối nhận thừa kế di sản khi có di chúc |
Việc
từ chối nhận thừa kế được
thực hiện trong trường hợp nào?
Các trường hợp một
cá nhân có quyền từ chối nhận thừa kế gồm:
Trường hợp có di
chúc, cá nhân, chủ thể có tên trong di chúc nếu có nhu cầu thì có thể từ chối
quyền thừa kế.
Trường hợp thừa kế
theo pháp luật, những cá nhân mà pháp luật quy định thuộc đối tượng có quyền được
nhận thừa kế thì những chủ thể nói trên có quyền từ chối quyền thừa kế.
Các
điều kiện phải cần thỏa mãn khi muốn từ chối nhận thừa kế?
Căn cứ vào Điều
620 Bộ Luật dân sự 2015 thì việc từ chối nhận thừa kế phải phù hợp với
các điều kiện sau:
Thứ nhất, người thừa kế có quyền từ chối nhận
di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài
sản của mình đối với người khác.
Nghĩa vụ đối với
người khác, pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 đấy là trách nhiệm (nghĩa vụ) phải thực hiện
của người nhận thừa kế đối với người khác thay cho người chết để lại di sản.
Các nghĩa vụ tài sản
quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự 2015 mà người nhận thừa kế có thể đảm nhận
sau khi nhận di sản thừa kế gồm
- Chi phí hợp lý theo
tập quán cho việc mai táng.
- Tiền cấp dưỡng
còn thiếu.
- Chi phí cho việc
bảo quản di sản.
- Tiền trợ cấp cho
người sống nương nhờ.
- Tiền công lao động.
- Tiền bồi thường
thiệt hại.
- Thuế và các khoản
phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
- Các khoản nợ
khác đối với cá nhân, pháp nhân.
- Tiền phạt.
- Các chi phí
khác.
Thứ hai, việc từ
chối quyền thừa kế phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản,
những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để họ biết.
Văn bản từ chối
quyền thừa kế có thể công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Việc
công chứng, chứng thực không bắt buộc phải thực hiện.
Thứ ba, chối quyền
thừa kế phải thực hiện trước thời điểm phân chia di sản. Nghĩa là người từ chối
quyền thừa kế phải làm văn bản từ chối trước khi di sản được phân chia cho những
người thừa kế ghi trong di chúc nếu có di chúc hoặc những người được quyền nhận
di sản theo quy định pháp luật nếu thừa kế theo pháp luật.
Công chứng để làm thủ tục từ chối nhận di sản là nhà đất |
Công
chứng, chứng thực để làm thủ tục từ chối nhận thừa kế?
Trong trường hợp
các bên mong muốn công chứng chứng thực văn bản từ chối nhận thừa kế, được Điều
59 Luật công chứng năm 2014 quy định quy định như sau:
Người yêu cầu công chứng phải xuất
trình một trong các giấy tờ sau:
- Bản sao di chúc trong trường hợp thừa
kế theo di chúc;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người
để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng
tử;
- Giấy tờ khác chứng minh người để lại
di sản đã chết.
Hệ
quả của việc từ chối nhận thừa kế là gì?
Nếu một người thừa
kế đã từ chối nhận thừa kế của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật ngay cả
trong trường hợp có di chúc hay không có di chúc, thì phần tài sản bị từ chối
đó sẽ được đem chia theo pháp luật cho những đồng thừa kế còn lại.
Nhận xét
Đăng nhận xét