Thế chấp quyền sử dụng
đất là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, phái sinh từ một hợp đồng
chính khác được quy định tại Điều 317 BLDS 2015. Để giao dịch này có hiệu lực pháp
luật cần phải tuân thủ các điều kiện theo quy định pháp luật.
Đang tiến hành thủ tục thế chấp quyền sửu dụng đất |
Điều kiện về hình thức đối với thủ tục thế chấp
quyền sử dụng đất như thế nào?
Theo điểm a khoản 3 Điều
167 Luật đất đai 2013 hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được công chứng
hoặc chứng thực.
Căn cứ Điều 54 Luật
công chứng 2014, việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất lần đầu được
thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nơi có bất động sản. Trường hợp một bất động sản đã được thế
chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng
mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi
pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu.
Căn cứ điểm d khoản 2
Điều 5, Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch
liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất.
Điều kiện về chủ thể tham gia thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất quy định ra sao?
Không phải bất kỳ một
chủ thể nào có quyền sử dụng đất đều có quyền thế chấp quyền sử dụng đất, Luật
đất đai 2014 đã giới hạn các chủ thể có quyền này bao gồm:
Một là, hộ gia đình, cá
nhân theo quy định tại điểm g khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 179 LDD.
Hai là, tổ chức kinh tế
được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất
một lần cho cả thời gian thuê theo quy định từ Điều 174-178 LDD.
Ba là, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm d
khoản 3 Điều 183 LDD.
Về
đăng ký giao dịch trong thủ tục thế chấp
quyền sử dụng đất ra sao?
Quyền sử dụng đất đang đăng ký để thế chấp |
Căn cứ điểm a khoản 1
Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì việc thế chấp quyền sử dụng đất thuộc trường
hợp bắt buộc phải đăng ký biện pháp đảm bảo tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất
đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có
bất động sản.
Điều
kiện về thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định tại
Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, việc đăng ký biện pháp bảo đảm khi thế chấp
quyền sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ sau:
Một là, phiếu yêu cầu
đăng ký (01 bản chính).
Hai là, hợp đồng thế chấp
có công chứng, chứng thực (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
Ba là, bản chính Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bốn là, văn bản ủy quyền
trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc
01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối
chiếu).
Năm là, một trong các
loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng
ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Nhận xét
Đăng nhận xét