Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định rất chặt chẽ về cơ chế xác lập, sử dụng, chiếm hữu và định đoạt. Chủ thể sở hữu nó không trực tiếp quản lý, định đoạt nhưng lại thông qua một chủ thể xác định khác. Việc này tạo tính linh hoạt dễ dàng hơn.
1. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là gì ?
Theo quy định pháp luật hiện hành, khoản 1 Điều 3 và Điều 80 Luật nhà ở 2014 quy định, Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân do Nhà nước đầu tư xây dựng nên hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật, có toàn quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước gồm:
- Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Nhà ở để phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật nhà ở 2014 như sau “vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo quy hoạch được phê duyệt để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được tái định cư.”
- Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật nhà ở 2014 gồm “vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để cho thuê, cho thuê mua.”
- Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.
2. Quyền sử dụng, định đoạt
Theo luật hiện hành, quy định tại Điều 81 Luật nhà ở 2014 và Điều 39 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở 2014 thì chủ thể đại diện Nhà nước để sở hữu nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước bao gồm các cơ quan sau:
2. Quyền sử dụng, định đoạt
Theo luật hiện hành, quy định tại Điều 81 Luật nhà ở 2014 và Điều 39 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở 2014 thì chủ thể đại diện Nhà nước để sở hữu nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước bao gồm các cơ quan sau:
- Bộ Xây dựng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ của Chính phủ; nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trung ương; nhà ở sinh viên do các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Xây dựng đang quản lý
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mua hoặc đầu tư xây dựng, nhà ở sinh viên do các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đang quản lý. Riêng đối với nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở này, trừ trường hợp nhà ở cũ mà Bộ quốc thống nhất chuyển giao sang cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và bán, quy định tại Khoản 2 Điều 64 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở 2014.
- Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương khác là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục trực thuộc các Bộ, ngành, cơ quan trung ương đó đang quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu đối với các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được giao quản lý trên địa bàn.
Trường hợp Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đã được bán cho chủ thể khác đủ điều kiện để mua theo đúng quy định pháp luật thì chủ thể đấy là chủ sở hữu của nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. chủ thể mới này có đầy đủ quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt.
Trường hợp, nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước đã được cho thuê, cho thuê mua: thì chủ thể thuê, thuê mua là người có quyền sử dụng nhà ở đã mua thuộc sở hữu nhà nước. Họ không có quyền định đoạt (bán) đối với nhà đã thuê, thuê mua thuộc sở hữu nhà nước.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét