CầmCố, Thế Chấp Nhà Hình Thành Trong Tương Lai được hiểu là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao nhà hình thành trong tương
lai thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc cầm cố, thế chấp phải đảm bảo, tuân
theo điều kiện pháp luật.
Theo quy định của
pháp luật hiện hành, nhà hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá
trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng, căn cứ vào khoản 19 Điều 3 Luật nhà ở 2014.
Thế chấp nhà hình thành
trong tương lai
1. Nhà
hình thành trong tương lai có được cầm cố?
Nhà hình thành
trong tương lai thì không được cầm cố, vì cơ sở sau:
Các hình thức giao
dịch về nhà ở mà pháp luật quy định không có hình thức cầm cố; Căn cứ vào Điều 117 và Điều 118 Luật nhà ở
2014.
2. Nhà
hình thành trong tương lai có được quyền thế chấp?
Luật nhà ở quy định
thế chấp là một trong những hình thức giao dịch được cho phép. Căn cứ vào Điều 117 và Điều 118 Luật nhà ở
2014.
Nhưng để nhà hình
thành trong tương lai thế chấp được phải có điều kiện sau mới là điều kiện đủ để
thế chấp đấy là không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông
báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ vào khoản 1 Điều 118 Luật nhà ở 2014
3. Thủ
tục thế chấp nhà hình thành trong tương lai?
Một, Các
bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng thế chấp có các nội dung
quy định tại Điều 121 của Luật nhà ở 2014;
Hai, Các
bên phải đi công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp; trình tự thực hiện công
chứng như sau:
a/ Người
yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng tại tổ chức hành nghề
công chứng.
Hồ
sơ để yêu cầu công chứng, chứng thực gồm?
- Phiếu yêu cầu
công chứng hợp đồng, văn bản (theo mẫu);
- Bản sao Giấy chứng
minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại
diện (nếu là người đại diện);
- Hợp đồng thế chấp
(nếu đã được các bên soạn sẵn)
- Bản sao Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất
đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003;
- Bản sao giấy
phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
đối với trường hợp thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mà theo quy định
của pháp luật thì tài sản đó phải được cấp phép xây dựng hoặc phải lập dự án đầu
tư.
- Bản sao giấy tờ
khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản
sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng
phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực.
Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Ký
hợp đồng thế chấp nhà hình thành trong tương lai
b/ Trường
hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật,
không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng
c/ Trường
hợp hợp đồng được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu
trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối
tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ
cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng
không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Vậy, nhà ở hình
thành trong tương lai chỉ được đem thế chấp theo quy định của pháp luật. Đây là
câu trả lời cho vấn đề “Cầm cố, thế chấp nhà hình thành trong tương lai”.
Nhận xét
Đăng nhận xét