Theo Điều 309, Luật tố tụng hành chính 2015
thì những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành đó là:
“1. Bản
án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
2. Bản
án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
3.
Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án.
4.
Quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
quy định tại Điều 296 của Luật này.
Vậy trình tự thi hành án hành chính diễn ra
như thế nào? Bao gồm những thủ tục nào?
1.
Thời hạn tự nguyện thi hành án
Sau khi Tòa án ra quyết định, bản án thì
người phải thi hành án phải thi hành các quyết định, bản án đó trong thời hạn tự
nguyện được quy định tại Khoản 2, Điều 311, Luật tố tụng hành chính 2015. Thời
hạn tự nguyện thi hành án được xác định tùy vào việc thi hành bản án, quyết định
nào của Tòa án và được thực hiện như sau:
Người phải thi hành án phải thi hành ngay bản
án, quyết định trong trường hợp:
-
Bản án, quyết định của Tòa án buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ
sung danh sách cử tri thì người phải thi hành án phải thực hiện ngay việc sửa đổi,
bổ sung đó khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án.
-
Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì người bị áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thi hành ngay khi nhận được quyết định.
Người phải thi hành án phải thi hành bản
án, quyết định của Tòa án trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án,
quyết định của Tòa án đối với các trường hợp:
- Bản
án, quyết định của Tòa án về việc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện quyết định
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại
về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri thì các bên đương sự
phải tiếp tục thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc,
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh
sách cử tri theo quy định của pháp luật.
- Bản
án, quyết định của Tòa án đã hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính,
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì quyết
định hoặc phần quyết định bị hủy không còn hiệu lực. Các bên đương sự căn cứ
vào quyền và nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án để
thi hành.
- Trường
hợp bản án, quyết định của Tòa án đã hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì
quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị hủy không còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ
quan, tổ chức đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải thực hiện bản án,
quyết định của Tòa án.
- Trường
hợp bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên bố hành vi hành chính đã thực hiện
là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải đình chỉ thực hiện hành vi
hành chính đó kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án.
- Trường
hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên bố hành vi không thực hiện nhiệm vụ,
công vụ là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải thực hiện nhiệm vụ,
công vụ theo quy định của pháp luật kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của
Tòa án.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày
hết thời hạn tự nguyện thi hành án, cơ quan phải thi hành án phải thông báo bằng
văn bản tình hình, kết quả thi hành án cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm
sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm, đồng
thời báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Quyết
định buộc thi hành án hành chính
Yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành
chính được quy định tại Điều 11, 12 Nghị định 71/2016/NĐ-CP và Điều 312 Luật tố
tụng hành chính 2015 đồng thời kiến nghị Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp
của người phải thi hành án kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thi hành án và xem
xét xử lý trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan phải thi hành án theo quy định.
Trường hợp hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
nhận được bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc hết thời hạn
thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án mà người thi hành không thi hành
án thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra
quyết định buộc thi hành án, quyết định của Tòa án.
Thời
hạn gửi đơn là 1 năm. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do
trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành
án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả
kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.
Đơn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án
hành chính có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm được yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án,
người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Ngày, tháng, năm làm đơn;
e) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn;
trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng
dấu của pháp nhân.
Đơn
yêu cầu thi hành án được gửi kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án và
các tài liệu khác có liên quan.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đơn yêu cầu của người được thi hành án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải
ra quyết định buộc thi hành án hành chính. Quyết định buộc thi hành án phải được
gửi cho người phải thi hành án, người được thi hành án, thủ trưởng cơ quan cấp
trên trực tiếp của người phải thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định
buộc thi hành án cũng phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét
xử sơ thẩm để theo dõi việc thi hành án hành chính theo quyết định của Tòa án.
Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của
người phải thi hành án có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm của
người phải thi hành án theo quy định của pháp luật.
Khi nhận được quyết định buộc thi hành án
hành chính, người phải thi hành án có trách nhiệm thi hành ngay bản án, quyết định
của Tòa án. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định được
thi hành xong, cơ quan phải thi hành án thông báo kết quả cho Tòa án đã xét xử
sơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét
xử sơ thẩm, đồng thời báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp.
Nhận xét
Đăng nhận xét