Chuyển đến nội dung chính

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?


Điều khoản bảo hiểm hay là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất do những rủi ro hàng hải gây nên. Khi đối tượng được bảo hiểm theo điều kiện nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong đó gây nên mới được bồi thường.
Nước Anh là nước xây dựng luật bảo hiểm hàng hải sớm nhất (1906 - MIA). Trong bảo hiểm hàng hóa đường biển có các bộ điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn ban hàng như ICC 1963, ICC 1982 hay mới nhất là ICC 2009. Các bộ Điều khoản bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.
Dựa trên cơ sở luật này mà Việt Nam xây dựng các điều kiện bảo hiểm cơ bản gồm: QTC 1965, QTC 1990 do Bộ tài chính ban hành. Sau có QTC 1995, QTC 1998 do Bảo Việt ban hành, hay Petrolimex ban hành QTC 1998 PJCO.
Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa, trừ những trường hợp đặc biệt, chủ hàng phải mua bảo hiểm theo một trong ba điều kiện bảo hiểm gốc là A, B hoặc C. Ngoài ra, tùy theo hành trình của hàng mà chủ hàng có thể yêu cầu bảo hiểm thêm các rủi ro chiến tranh hay đình công. Nếu có bảo hiểm thêm những rủi ro nảy, chủ hàng phải nộp thêm phí bảo hiểm. Chủ hàng cũng có thể yêu cầu bảo hiểm hàng hóa theo các điều kiện bảo hiểm A, B. C của Anh hay A, B, C của Việt Nam (của Bộ Tài chính hay Bảo Việt). Về người bảo hiểm, chủ hàng có thể lựa chọn Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico, Bảo Long... hay công ty bảo hiểm nước ngoài.

I. Điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hội bảo hiểm Luân Đôn ICC 1982
Điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hội bảo hiểm Luân Đôn (A)
A. Những rủi ro được bảo hiểm
1. Điều khoản rủi ro:
Bảo hiểm này bảo hiểm mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại xảy ra cho đối tượng bảo hiểm với điều kiện loại trừ như quy định trong các điều 4, 5, 6 và 7 dưới đây:
2. Điều khoản tổn thất chung:
Bảo hiểm này bảo hiểm tồn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hoặc xác định theo hợp đồng chuyên chở và/hoặc theo luật pháp và tục lệ đang chi phối, đã chi ra nhằm tránh hoặc có liên quan tới việc phòng tránh tổn nhất do bất kỳ nguyên nhân nào, trừ những chi phí đã loại trừ trong các điều 4, 5, 6 và 7 hay Ở một chỗ nào khác trong bảo hiểm này.
3. Điều khoản đâm va đôi bên cùng có lỗi:
Bảo hiểm này được mở rộng để bồi thường Người được bảo hiểm phần trách nhiệm nào theo điều khoản "Đâm va đôi bên cùng có lỗi" trong hợp đồng chuyên chở có liên quan tới một tổn thất thuộc phạm vi bồi thường của bảo hiểm này. Trường hợp chủ tàu dựa vào điều khoản đã nói để khiếu nại thì Người được bảo hiểm đồng ý thông báo cho Người bảo hiểm. Người bảo hiểm dành quyền bảo vệ Người được bảo hiểm, chống lại khiếu nại của chủ tàu và tự chịu mọi phí tổn.
B. Loại trừ bảo hiểm
4. Điều khoản loại trừ chung:
Bảo hiểm này không có trường hợp nào bảo hiểm cho:
4.1. Mất mát, hư hại hay chi phí được quy định cho hành vi xấu cố ý của người được bảo hiểm.
4.2. Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường, hoặc hao mòn thông thường ở đối tượng bảo hiểm.
4.3. Mất mát, hư hại hay chi phí gây ra đã đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm chưa đầy đủ hay không thích hợp (theo chủ ý của điều này "đóng gói" phải được coi như bao gồm cả xếp hàng vào container nhưng chỉ khi nào việc xếp hàng đó được tiến hành trước khi bảo hiểm này có hiệu lực tiến hành bới Người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ).
4.4. Mất mát, hư hại hay chi phí gây ra bởi khuyết tật hoặc tính chất của đối tượng bảo hiểm.
4.5. Mất mát, hư hại hay chi phí trực tiếp gây ra ba chậm trễ ngay cả khi chậm trễ xảy ra đó một rủi ro được bảo hiểm hoại trừ những chi phí được bồi thường theo điều 2 kể trên).
4.6. Mất mát, hư hại hay chi phí xuất phát từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính Ở người chủ tàu, người quản lý người thuê hoặc người khai thác tàu.
4.7. Mất mát, hư hại hay chi phí xuất phát từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh gì dùng tới phản ứng hạt nhân và/hoặc đốt nóng hạt nhân hay nguyên tử hoặc phản ứng khác tương tự hoặc năng lượng hay chất phóng xạ.
5. Điều khoản loại trừ bảo hiểm tàu không đủ khả năng đi biển và không thích hợp cho việc chuyên chở:
5.1. Bảo hiểm này không có trường hợp nào bảo hiểm cho những mất mát, hư hại hoặc chi phí gây ra bởi tàu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển, tàu, xà lan phương tiện vận chuyển container không thích hợp cho an toàn chuyến chở đối tượng bảo hiểm, nếu Người được bảo hiểm hay người làm công cho họ biết được riêng trạng thái không đủ khả năng đi biển hoặc trạng thái không thích hợp đó vào thời gian đối tượng bảo hiểm được xếp vào phương tiện như vậy.
5.2. Người bảo hiểm không kể tới bất kỳ một sự vi phạm nào về những cam kết mặc nhiên tàu đủ khả năng đi biển và thích hợp cho việc chuyên chở đối tượng bảo hiểm tới địa chỉ nhận trừ khi Người được bảo hiển/ hoặc người làm công cho họ được biết riêng về trạng thái không đủ khả năng đi biển hay trạng thái không thích hợp đó.
6. Điều khoản loại trừ bảo hiểm chiến tranh
Bảo hiểm này không có trường hợp nào bảo hiểm cho những mất mát, hư hại hoặc chi phí gây ra bởi:
6.1. Chiến tranh nội chiến, cách mạng nổi loạn khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó, hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra bởi hoặc chống lại một thế lực tham chiến.
6.2. Chiếm, bắt giữ, kiềm chế hay cầm giữ (trừ khi là cướp biển) và hậu quả của những sự việc đó hoặc bất kỳ mưu toan nào vì thế mà co
6.3. Mìn thủy lôi, bom từ bất kỳ nơi nào hoặc những vũ khí chiến tranh bất kỳ nào khác.
7. Điều khoản loại trừ bảo hiểm đình công:
Bảo hiểm này không có trường hợp nào bảo hiểm cho những mất mát, hư hại hoặc chi phí:
7.1. Gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm xưởng, hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, phá rối trật tự hoặc bạo động.
7.2. Hậu quả đình công, bế xưởng rối loạn lao động, phá rối trật tự hoặc bạo động.
7.3. Gây ra bởi bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc do bất kỳ người nào hành động vì một lý do chính trị.
8. Điều khoản bảo hiểm vận chuyển:
8.1. Bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hàng rời khỏi kho hay nơi chứa hàng tại địa điềm có tên trong bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục trong quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc hoặc vào.
8.1.1. Khi giao hàng vào kho người nhận hàng hay kho hoặc nơi chứa hàng cuối cùng khác tại nơi nhận có tên ghi trong bảo hiểm.
8.1.2. Khi giao hàng cho bất kỳ một kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay tại nơi nhận có tên ghi trong đơn bảo hiểm, mà Người được bảo hiểm chọn hoặc.
8.1.2.1. Để chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường
8.1.2.2. để chia hay phân phối hàng hoặc
8.1.3. Khi hết hạn 60 ngày sau khi hoàn thành dỡ hàng hóa bảo hiểm khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng, tùy theo trường hợp nào hàng đến trước.
8.2. Nếu sau khi dỡ hàng khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng, nhưng trước khí kết thúc bảo hiểm, hàng hóa được gã đến một nơi nhận hàng không đúng nơi nhận ghi trong đơn bảo hiểm thì bảo hiểm này trong khi giữ nguyên hiệu lực theo quy định kết thúc nói trên, sẽ không mở rộng giới hạn quá lúc bắt bắt đầu vận chuyển tới một nơi nhận khác như vậy.
8.3. Bảo hiểm này giữ nguyên hiệu lực (phụ thuộc quy định về kết thúc nói trên và quy định trong điều 9 dưới đây) trong khi bị chậm trễ ngoài khả năng kiểm soát của Người được bảo hiểm, khi tàu chạy lệch hướng bất kỳ, khi dỡ hàng bắt buộc, xếp lại hàng hoặc chuyển tải và trong khi có bất kỳ thay đổi nào về hành trình xuất phát từ việc thực hiện một quyền tự do mà hợp đồng chuyên chở đã dành cho Chủ tàu hoặc người thuê tàu.
9. Điều khoản kết thúc hợp đồng vận chuyển:
Nếu do những tính hương ngoài khả năng kiểm soát của Người được bảo hiểm mà hợp đồng vận chuyển kết thúc tại một cảng hay một nơi không phải nơi nhận có tên ghi trong đơn bảo hiểm hoặc việc vận chuyển được kết thúc theo cách khác trước khi giao hàng như quy định của điều 8 trên đây thì bảo hiểm này cũng sẽ kết thúc trừ khi có giấy báo gửi ngay cho Người bảo hiểm yêu cầu tiếp tục bảo hiểm trong khi báo hiểm vẫn còn thời hiệu với điều kiện phải trả thêm phí bảo hiểm nếu Người bảo hiểm yêu cầu, hoặc.
9. 1. Cho tới khi hàng được đem bán và giao tại cảng hay địa điểm đó, hoặc trừ khi có thỏa thuận riêng khác: cho tới khi hết hạn 60 ngày sau khi hàng bảo hiểm đến cảng hay địa điểm đó, tùy theo trường hợp nào đến trước, hoặc
9.2. Nếu hàng hóa được gửi đi trong phạm vi 60 ngày đó (hoặc bất kỳ phạm vi mở rộng nào thỏa thuận) để tới nơi nhận hàng có tên ghi trong đơn bảo hiểm hay tới bất kỳ nơi nhận hàng nào khác, thì cho tới khi kết thúc bảo hiểm theo những quy định của điều 8 kể trên.
10. Điều khoản thay đổi hành trình:
Nếu sau khi bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực mà Người bảo hiểm lại thay đổi nơi nhận hàng thì vẫn được giữ nguyên bảo hiểm với phí bảo hiểm và điều kiện thương lượng riêng, nhưng phải có giấy báo gửi ngay cho Người bảo hiểm.
Ghi chú: Khi biết một trường hợp thuộc phạm vi "được giữ nguyên bảo hiểm" của bảo hiểm này thì Người được bảo hiểm cần phải gửi giấy báo ngay cho Người bảo hiểm và quyến hạn đối với việc bảo hiểm như vậy còn phụ thuộc vào việc đáp ứng với nghĩa vụ này.
Điều khoản bảo hiểm hàng hóa của hội Luân Đôn (B)
Loại bảo hiểm này dùng cho việc vận chuyển hàng trên boong tàu và hàng cồng kềnh như sắt, thanh gỗ tròn, than đá, bột và bắp.
Loại bảo hiểm này bao gồm:
1. Mất hoặc hư của vật được bảo hiểm này có thể quy hợp lý cho:
-      Hỏa hoạn hoặc phát nổ
-      Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp
-      Lật nhào hoặc Lật nhào hay trật đường rầy đối với phương tiện vận chuyển đường bộ
-      Đụng chạm mạnh hoặc va chạm của tàu hoặc phương tiện vận chuyển đối với bất kỳ vật bên ngoài nào khác hơn trước
-      Dỡ hàng tại một Cảng gặp nạn
-      Động đất, núi lửa phun
-      Nước biển hay nước song hồ chả vào hầm tàu, phương tiện vận chuyển container, xe tải lớn hoặc nơi tồn trữ hàng.
2. Tổng số mất mát của bất kỳ kiện hàng nào bị mất hoặc bị rơi trong khi xếp lên tàu hoặc dỡ khỏi tàu.
Các điều khoản còn lại từ 2 đến 8 đều tương tự như các điều khoản đã ghi trong các điều khoản bảo hiểm (A).
3. Mất hoặc tổn hại cho vật được bảo hiểm bị gây ra bởi:
- Hy sinh cho tổn thất chung hoặc bị nước cuốn khỏi tàu
Điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hội bảo hiểm Luân Đôn (C)
Loại bảo hiểm này bao gồm:
Mất hoặc hư hại của vật được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho:
-      Hỏa hoạn hoặc phát nổ
-      Tàu bị mắc, chìm hoặc bị lật
-      Lật nhào hay trật đường rầy đối với phương tiện vận chuyển đường bộ
-      Đụng chạm mạnh hoặc va chạm của tàu hoặc phương tiện vận chuyển đối với bất kỳ vật bên ngoài nào khác hơn trước
-      Dỡ hàng tại một Cảng gặp nạn.
Mất hay hư hại cho vật được bảo hiểm gây ra bởi:
-      Sự hy sinh cho tổn thất chung
-      Vứt hàng xuống biển để khỏi lâm nguy.
Các điều khoản còn lại đều giống với Điều khoản B.
II.   Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (GCMI1990, GCMI1995 hay GCMI 1998b) hay QTC 1990, 1995 và 1998b.
Cũng giống như ICC 1982, ngày 01/01/1982, QTC 1998 ban hành ngày 25/12/1997 gồm ba điều kiện bảo hiểm. Tương ứng với ICC 1/1/1982, Việt Nam có Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 2004 (QTCB 2004) do Bảo Việt ban hành ngày 10/5/2004.
ICC 1982 ban hành được áp dụng cho việc bảo hiểm hàng hóa các loại vận chuyển bằng đường biển, ngoại trừ hàng hóa: thịt đông lạnh, thực phẩm đông lạnh và dầu lỏng chở xá sẽ được áp dụng theo điều khoản bảo hiểm riêng. QTCB 2004B cũng áp dụng như vậy. Trong các bản “Quy tắc chung” của Việt Nam, QCTB 2004 là hoàn thiện hơn cả. Tuy nhiên, cần lưu ý là QTC 2004B do Luật Việt Nam cho phối, còn ICC 1/1/1982 do Luật và tập quán Anh chi phối. Vì vậy, khi xuất nhập khẩu hàng hóa với Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thường sử dụng ICC 1982, còn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ sử dụng QTC 2004B. còn khi xuất khẩu tùy vào đối tác yêu cầu..

 Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp ...