Chuyển đến nội dung chính

PHÁP LUẬT ĐỊNH NGHĨA MA TÚY NHƯ THẾ NÀO ?


Ma túy, nghiện ma túy là những khái niệm quen thuộc và được sử dụng khá rộng rãi ở Việt Nam. Đa phần người dân đều hiểu và gắn ma túy với một số chất gây nghiện nguy hiểm như: thuốc phiện, cần sa và đặc biệt là heroine.
Tuy nhiên, ma túy hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả những chất gây nghiện được sử dụng hợp pháp khác như: rượu bia, thuốc lá, cà phê, thuốc an thần…
Ma túy là tên gọi chung của các chất kích thích mà sử dụng nhiều lần có thể gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Không có một định nghĩa chung thống nhất nào về khái niệm này. Ở mỗi góc độ tiếp cận, ma túy lại được hiểu theo những cách khác nhau.

Theo Luật Phòng chống ma túy (LPCMT) 2000 sửa đổi bổ sung 2008 quy định về ma túy như sau:
      Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
      Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc chất ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện với người sử dụng.
      Chất hướng thần là chất kích thích ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
      Tiền chất là các chất hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
Theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018  của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, gồm 515 chất ma túy và 44 tiền chất, chia làm 4 danh mục:
      Danh Mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, Điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.



      Danh Mục II: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, Điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
      Danh Mục III: Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, Điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
      Danh Mục IV: Các tiền chất.

Các chất ma túy được phân chia thành nhiều loại dựa theo những căn cứ khác nhau như: nguồn gốc, mục đích sử dụng, mức độ tác động lên hệ thần kinh… Tuy nhiên, việc phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối trong bối cảnh việc sử dụng các chất ma túy luôn luôn biến đổi khôn lường. Có thể liệt kê ra đây những cách phân loại chính như sau:
1. Phân loại theo nguồn gốc
Căn cứ theo tiêu chí này, ma túy được phân chia thành 3 loại: Ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.
      Ma túy tự nhiên: Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc, a phiến …), cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu), cây cô ca…
      Ma túy bán tổng hợp: là các chất ma túy được chế từ ma túy tự nhiên và một số chất phụ gia khác, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Heroin là một loại ma túy bán tổng hợp được chiết xuất từ cây thuốc phiện, bằng cách chế thuốc phiện với các hóa chất để tạo ra morphine và sau đó kết tủa thành heroin dạng thô.
      Ma túy tổng hợp: là các loại ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất như: thuốc lắc, ma túy đá...
2. Phân loại căn cứ theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng
Dựa trên tiêu chí này, ma túy được chia thành 2 loại: Ma túy có hiệu lực cao và ma túy có hiệu lực thấp (ma túy mạnh và ma túy nhẹ).
      Ma túy có hiệu lực cao: là các chất ma túy chỉ cần sử dụng với một lượng nhỏ đã có thể thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng (mức độ kích thích mạnh), và sử dụng vài lần có thể gây nghiện. Ví dụ: thuốc phiện, heroine, cocaine, thuốc lắc…
      Ma túy có hiệu lực thấp: là các chất ma túy phải sử dụng nhiều lần với một lượng lớn thì mới làm thay đổi được trạng thái tâm sinh lý của người dùng và gây nghiện; ví dụ: thuốc lá, thuốc lào…
3. Phân loại theo tác dụng của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương
Dựa trên tác dụng chủ yếu của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương của con người, ta có thể chia thành 3 loại:
      Nhóm thuốc an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương: Thuốc phiện, những chất chế ra từ thuốc phiện (heroine, morphine, cocaine, methadone và pethidine) và thuốc ngủ (lumiau, valium, seconau phenobacbital, serepax, mogadon, seduexen…). Tác động chủ yếu khi sử dụng là buồn ngủ, an thần, yên dịu, giảm nhịp tim, giảm hô hấp…
      Nhóm các chất gây kích thích: Bao gồm amphetamine và các dẫn xuất của nó; có tác dụng làm tăng sinh lực, gây hưng phấn, tăng hoạt động của cơ thể, tăng nhịp tim, hô hấp…
      Nhóm các chất gây ảo giác: điển hình gồm LSD (Lysergic Acid Diethylamide) hay còn gọi là ma túy gây ảo giác, ecstasy (thuốc lắc). Việc sử dụng các chất này với lượng lớn có thể làm thay đổi nhận thức về hiện tại, về môi trường xung quanh; khiến cho người dùng có thể nghe thấy, nhìn thấy những sự việc không có thật (ảo thanh, ảo giác).
4. Phân loại theo sự cho phép của pháp luật
Theo đó, ma túy được phân thành 2 loại:
      Ma túy hợp pháp: là những loại ma túy thông dụng: rượu bia, thuốc lá (ni-cô-tin), ca-phê-in, thuốc ngủ an thần, thuốc giảm đau thông thường…
      Ma túy bất hợp pháp: Theo luật pháp của Việt Nam, những chất ma túy bất hợp pháp có thể kể đến là: thuốc phiện, cần sa, heroin, cocaine, thuốc lắc, ma túy đá, Heroin, các chất gây nghiện kích thích dạng Amphetamins…


 Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp ...