Liên ngành Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch
số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số
quy định về “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 (Đến nay vẫn
còn hiệu lực). Trong đó văn bản này hướng dẫn cách thức, phương pháp tính, quy
đổi định lượng ma túy, định lượng xác định cấu thành tội phạm đối với các hành
vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy tạo thuận lợi cho quá
trình giải quyết vụ án về ma túy. Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý rõ
ràng, chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết về định lượng, tỷ lệ phần trăm về trọng lượng
của các chất ma túy, là căn cứ để xác định khung hình phạt áp dụng và mức hình
phạt tương ứng với trọng lượng do hành vi phạm tội của người phạm tội gây ra
giúp cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng dễ dàng áp dụng, tránh được sự
tùy tiện khi áp dụng. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng nội dung hướng dẫn của Thông
tư liên tịch số 17 về định lượng ma túy để truy cứu trách nhiệm hình sự còn nhiều
vướng mắc trong quá trình vận dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Cụ thể như sau:
Theo quy định của pháp luật, trong mọi trường
hợp khi thu giữ được các chất nghi là ma tuý hoặc tiền chất dùng vào việc sản
xuất trái phép chất ma tuý thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại,
hàm lượng, trọng lượng chất ma tuý, tiền chất, nhưng phần lớn các vụ án về ma
túy không được giám định hàm lượng moocphin vì chỉ có Viện khoa học hình sự - Bộ
Công an - mới làm được
việc này. Chính vì vậy mà trong các kết luận giám định của
cơ quan giám định ở địa phương việc xác định định lượng ma túy nêu chưa rõ
ràng, thông thường chỉ kết luận: “Mẫu vật gửi giám định có chế phẩm heroin…”,
trong khi đó chưa có sự hướng dẫn thống nhất về cách hiểu thuật ngữ “chế phẩm
Heroin” hoặc “Heroin” trong giám định tư pháp. Trong trường hợp kết quả giám định
ghi là chế phẩm Hêrôin thì trọng lượng chế phẩm Hêrôin có bằng trọng lượng
Hêrôin không? Nếu là chế phẩm Heroin thì phải xác định hàm lượng heroin là bao
nhiêu % Heroin, còn lại bao nhiêu % là chất hóa học nào khác?
Việc giám định hàm lượng chất ma túy đối với
ma túy tổng hợp ở thể rắn, thể lỏng, các chất ma túy mới như “ma túy đá”, “nước
biển” hay giám định hàm lượng chất ma túy chứa trong thuốc tân dược (như
tranxene, valium…), thuốc gây nghiện tại nhiều địa phương chưa có sự thống nhất
và phải chờ kết quả phân tích, giám định của cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, việc
giám định hàm lượng chất ma túy còn gặp khó khăn do chưa có đủ trang thiết bị kỹ
thuật để giám định dẫn đến việc khởi tố, truy tố và xét xử một số vụ án về ma
túy chưa đảm bảo tính chính xác, khách quan, quá trình điều tra các vụ án ma túy bị kéo dài.
Mặt khác, đối với dung dịch có chứa thuốc
phiện, xái thuốc phiện thì việc xác định công thức quy đổi ra trọng lượng thuốc
phiện ban đầu rất khó bởi không rõ loại thuốc phiện đó trong thành phần của nó
chứa bao nhiêu % moocphin. Chính vì vậy, một số cơ quan tiến hành tố tụng đã
không bóc tách hàm lượng chất ma túy trong các loại thuốc độc gây nghiện hay
thuốc hướng tâm thần mà quy đồng trọng lượng của các viên thuốc lắc, thuốc chứa
chất độc nghiện, thuốc hướng tâm thần thành trọng lượng chất ma túy làm căn cứ
để xác định khung hình phạt, dẫn đến việc đánh giá tính chất, mức độ phạm tội
trong các vụ án khác nhau còn chưa chính xác. Nếu trong cùng 1 vụ án có từ 2 chất
ma túy trở lên thì việc
2. Việc
tính trọng lượng ma túy
Việc tính trọng lượng ma túy trong một số vụ
án cũng chưa thống nhất, có vụ án căn cứ vào hàm lượng (tinh chất) ma túy nhưng
có vụ án lại căn cứ trọng lượng thực tế (gồm tinh chất và tạp chất) thu giữ được
để xem xét trách nhiệm hình sự, dẫn đến việc đánh giá tính chất, mức độ phạm tội
trong các vụ án cũng khác nhau.
Xét về hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm thì hành vi tàng trữ và vận chuyển trái phép chất ma túy không nguy hiểm bằng
hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Thông tư liên tịch số 17 cũng chỉ quy định
chi tiết về định lượng tối thiểu xác định cấu thành tội phạm đối với các hành
vi vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy, không quy định định lượng tối
thiểu đối với hành vi mua bán. Do đó cần quy định định lượng tối thiểu chất ma
túy được mua bán để xác định cấu thành tội phạm.
Trong vụ án mua bán, vận chuyển trái phép
chất ma tuý, nếu bị cáo phạm tội trong một vụ án đơn lẻ, với vai trò độc lập có
thể phải chịu hình phạt là tử hình hoặc tù chung thân, nhưng cũng với lượng ma
tuý như vậy, thậm chí nhiều hơn, nếu bị cáo phạm tội trong một vụ án có tổ chức,
có đông bị cáo tham gia và vai trò của bị cáo thấp hơn so với những bị cáo khác
thì có thể không bị áp dụng hình phạt trên. Như vậy là cùng một loại hành vi,
tính chất, mức độ phạm tội nhưng trách nhiệm hình sự lại khác nhau, trong khi
hành vi phạm tội có tổ chức bao giờ cũng nguy hiểm hơn hành vi phạm tội đơn lẻ.
Bộ luật hình sự quy định trọng lượng chất
ma túy được xác định bằng đơn vị gram, kilogram. Trong thực tế có vụ án ma túy
không thu giữ được tang vật mà chỉ dựa trên lời khai của các đối tượng xác định
trọng lượng chất ma túy bằng đơn vị bánh, cây, chỉ, phân… mà chưa xác định và
quy đổi thành đơn vị tính theo quy định của Bộ luật hình sự nên không đủ căn cứ
để định tội, do đó có một số trường hợp để lọt tội phạm.
3. Về
phạm tội nhiều lần
Hiện nay phần lớn các vụ án về ma túy là phạm
tội quả tang, hàm lượng ma túy được xác định dựa trên kết quả giám định tang vật
của vụ án. Do vậy việc xác định hàm lượng ma túy trong trường hợp phạm tội nhiều
lần (do bị cáo tự khai) là hết sức khó khăn, không có cơ sở để xác định định lượng,
khi cân nhắc hình phạt chỉ xem xét hình phạt đối với định lượng khi bắt quả
tang.
Trường hợp một người thực hiện nhiều hành
vi phạm tội mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội
này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia)
thì có vụ án áp dụng phần I của Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số
quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” thì xử lý bị cáo với tội
danh đầy đủ các hành vi mà bị cáo đã thực hiện, có vụ án áp dụng phần II của
Thông tư thì chỉ xử lý bị cáo về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Do nhận
thức về Thông tư liên tịch số 17 giữa Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng
có khác nhau như trên nên việc giải quyết các vụ án về ma túy ở các Tòa án có
khác nhau, còn lúng túng trong việc điều tra, truy tố, xét xử.
4. Về
các tình tiết để định khung hình phạt
Việc áp dụng tình tiết định khung nhiều lần
quy định tại điểm b khoản 2 điều 194 BLHS 1999 còn khó khăn. Đối với các trường
hợp mua, bán nhiều lần thường là các đối tượng nghiện ma tuý vừa sử dụng, vừa
bán lẻ, khi bị bắt và chứng minh có việc mua bán 2 lần mỗi lần chỉ 0,1gam
Hêrôin thì bị truy tố, xét xử ở khoản 2 Điều 194 BLHS. Như vậy so với định lượng
được quy định tại các khoản khác của Điều 194 BLHS thì hành vi mua, bán nhiều lần
như trên là quá nghiêm khắc, không phù hợp. Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày
15/3/2001 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng định
khung cao hơn quy định của Luật. Do vậy, gây khó khăn cho Hội đồng xét xử trong
việc quyết định hình phạt đối với các bị cáo, đặc biệt là đối với các vụ án đồng
phạm có nhiều bị cáo tham gia mà vai trò chỉ là người giúp sức, bị rủ rê lôi
kéo…
Ngoài những vướng mắc nêu trên, thì việc
Tòa án áp dụng điểm p khoản 1 điều 46 BLHS về tình tiết giảm nhẹ, thật thà khai
báo cho các bị cáo vẫn còn bất cập do quá trình khai báo, nếu bị cáo khai ra
càng nhiều thì bị áp dụng khung hình phạt nặng hơn hoặc khai những lần phạm tội
khác ngoài lần cơ quan điều tra phát hiện thì trọng lượng ma túy sẽ nặng hơn và
sẽ bị xử lý nặng theo khoản 2 Điều 194, còn khi đối tượng ngoan cố không khai
nhận chỉ bị xử lý theo khoản 1 Điều 194.
5.
Các kiến nghị
Đề nghị nghiên cứu thành lập một cơ quan
chuyên trách về giám định, kết luận các loại chất ma túy để kịp thời phục vụ
trong công tác đấu tranh với loại tội phạm này, đặc biệt là trong điều kiện
ngày càng xuất hiện nhiều chất ma túy mới.
Trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật cho các
cơ quan chuyên môn để thực hiện tốt việc giám định xác định hàm lượng chất ma
túy hoặc tiền chất ma túy.
Đề nghị cơ quan giám định tư pháp cần đưa
ra kết luận chính xác về loại ma túy được giám định xếp hàng thứ bao nhiêu
trong danh mục các chất ma túy, tiền chất hoặc các chất hóa học khác. Chất nào
tuyệt đối cấm sử dụng, chất nào được dùng hạn chế trong lĩnh vực nào, chất nào
được dùng trong y tế với đối tượng nào; thường xuyên nghiên cứu, rà soát bổ
sung thêm một số chất ma túy mới cho phù hợp với tình hình đấu tranh phòng, chống
tội phạm về ma túy.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp
vụ xét xử tội phạm về ma túy, nhất là tập huấn việc nhận dạng các chất ma túy
được tinh chế dưới dạng mới, các vấn đề liên quan đến xác định định lượng ma
túy để cập nhật kiến thức chuyên môn cho đội ngũ Thẩm phán và Thư ký.
Nhận xét
Đăng nhận xét