Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ MA TÚY CÒN BẤT CẬP GÌ CẦN KHẮC PHỤC ?

Liên ngành Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định về “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 (Đến nay vẫn còn hiệu lực). Trong đó văn bản này hướng dẫn cách thức, phương pháp tính, quy đổi định lượng ma túy, định lượng xác định cấu thành tội phạm đối với các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án về ma túy. Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết về định lượng, tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy, là căn cứ để xác định khung hình phạt áp dụng và mức hình phạt tương ứng với trọng lượng do hành vi phạm tội của người phạm tội gây ra giúp cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng dễ dàng áp dụng, tránh được sự tùy tiện khi áp dụng. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng nội dung hướng dẫn của Thông tư liên tịc

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỘI PHẠM MA TÚY TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2017)

1. Các tội danh ma túy được tách riêng biệt Tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS 1999(sửa đổi bổ sung năm 2009) gồm có 10 Điều luật (từ 192 đến Điều 201) trong đó tội tang trữ, vẫn chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được quy định gộp chung lại thành một điều luật – Điều 194. Việc gộp chung các tội danh trong cùng một điều Luật sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng như trong việc xác định tội danh và áp dụng hình phạt đối với người pham tội tang trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Chính vì vậy để xác định tội danh, áp dụng khung hình phạt và hình phạt được công bằng đối với các hành vi phạm tội tang trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy và tội chiếm đoạt chất ma túy, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là đã tách Điều 194 BLHS 1999 quy định về “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” thành 4 tội riêng biệt đó là:

CÁC TỘI DANH VỀ MA TÚY ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2017)

Theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 thì có 13 điều luật quy định về các tội phạm ma túy, là cơ sở pháp lý cho việc xử lý về hình sự các hành vi phạm tội ma túy trên thực tế, góp phần phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống đối với loại tội phạm này. Cụ thể như sau: Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 247). Có 2 khung hình phạt chính, tối thiểu 06 tháng tù, tối đa 07 năm tù, hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248). Có 4 khung hình phạt chính, tối thiểu là 02 năm tù, tối đa là tử hình.   Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249). Có 4 khung hình phạt chính, tối thiểu là 01 năm tù, tối đa là tù chung thân. Ngoài r

TỘI PHẠM MA TÚY ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ?

Tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng các chất ma tuý, gây thiệt hại cho lợi ích của xã hội, của công dân và gây mất trật tự an toàn xã hội và phải chịu hình phạt do Bộ luật hình sự quy định. Tội phạm về ma tuý có nhiều loại: •       Đối với các vụ án mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với quy mô lớn thường được người phạm tội tổ chức rất chặt chẽ thành những đường dây xuyên quốc gia, nhưng lại không giống như tổ chức của các vụ án có tính chất tổ chức khác, người chỉ huy, phân công, điều hành không lộ diện, có vụ có rất đông người tham gia vào đường dây vận chuyển, mua bán ma túy nhưng thông thường chỉ người thứ nhất biết người thứ hai chứ không biết người thứ ba. Cũng chính vì đặc điểm này mà hoạt động điều tra, khám phá các đường dây ma túy rất khó khăn, không ít những vụ án sau khi xét xử mói phát hiện trong đường dây vận chuyển, mua bán ma túy còn có những người phạm tội khác,

PHÁP LUẬT ĐỊNH NGHĨA MA TÚY NHƯ THẾ NÀO ?

Ma túy, nghiện ma túy là những khái niệm quen thuộc và được sử dụng khá rộng rãi ở Việt Nam. Đa phần người dân đều hiểu và gắn ma túy với một số chất gây nghiện nguy hiểm như: thuốc phiện, cần sa và đặc biệt là heroine. Tuy nhiên, ma túy hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả những chất gây nghiện được sử dụng hợp pháp khác như: rượu bia, thuốc lá, cà phê, thuốc an thần… Ma túy là tên gọi chung của các chất kích thích mà sử dụng nhiều lần có thể gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Không có một định nghĩa chung thống nhất nào về khái niệm này. Ở mỗi góc độ tiếp cận, ma túy lại được hiểu theo những cách khác nhau. Theo Luật Phòng chống ma túy (LPCMT) 2000 sửa đổi bổ sung 2008 quy định về ma túy như sau: •       Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. •       Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc chất ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện với người sử dụng. •       Chất hướng thần là chất kíc

THỰC TIỄN HỎI CUNG BỊ CAN VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ

1. Thực tiễn hỏi cung bị can Thực tiễn điều tra đã chứng minh, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, sai sót trong hoạt động hỏi cung của cơ quan điều tra (CQĐT) như Điều tra viên đã vô tình hay cố ý thu thập chứng cứ bằng những biện pháp không hợp pháp hoặc cố tình làm sai lệch những chứng cứ đã thu thập được. Thậm chí, đôi lúc và tại một số địa phương vẫn tồn tại những hình thức thô bạo, trái pháp luật, khủng bố về tinh thần, tra tấn về thể xác để lấy cung bị can. Điều này dẫn đến việc xử lý tội phạm không đúng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giải quyết vụ án, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, từ đó gián tiếp xâm phạm tới hoạt động tư pháp, làm giảm uy tín của CQĐT nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng khác nói chung. Những sai phạm này chủ yếu là người có thẩm quyền không tuân thủ triệt để những quy định của Bộ luật TTHS trong quá trình hỏi cung. Sự không tuân thủ nghiêm chỉnh về hoạt động hỏi cung được

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN SẼ ĐƯỢC HỎI CUNG NHƯ THẾ NÀO ?

Khái niệm người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự chỉ bao gồm những người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi. Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015) quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm. 2.   Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây…” . Người chưa thành niên là người đang trong giai đoạn phát triển cả về nhân cách, trí lực và thể lực. Đặc điểm của lứa tuổi này là chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lí, đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách. Họ chưa có đầy đủ khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm đối   với hành vi   của