1. Về
chứng từ vận chuyển
Thực tiễn, vận đơn là một trong những chứng
từ quan trọng nhất của mua bán khi hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển, vận
đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu:
Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh
mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở.
Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan
và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá thành trách nhiệm của mình như quy định
trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).
Thứ ba, vận đơn cùng các chứng từ khác của
hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.
Thứ tư, vận đơn là chứng từ quan trọng
trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.
Thứ năm, vận đơn còn được sử dụng làm chứng
từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn.
Tuy vậy, dần dần vận đơn đã bộc lộ nhiều
nhược điểm như:
Thứ
nhất, nhiều khi hàng hoá đã đến cảng dỡ hàng nhưng
người nhận không có vận đơn (B/L) để nhận hàng vì thời gian hành trình của hàng
hoá trên biển ngắn hơn thời gian gửi vận đơn từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng.
Thứ
hai, B/L không thích hợp với việc áp dụng các
phương tiện truyền số liệu hiện đại tự động (fax, teleax...) bởi việc sử dụng
B/L trong thanh toán, nhận hàng.... đòi hỏi phải có chứng từ gốc.
Thứ
ba, việc in ấn B/L đòi hỏi nhiều công sức và tốn
kém bởi chữ in mặt sau của B/L thường rất nhỏ, khoảng 0,3 mm để chống làm giả.
Thứ
tư, việc sử dụng B/L có thể gặp rủi ro trong việc
giao nhận hàng hoá (nếu vận đơn bị mất cắp) vì B/L là chứng từ sở hữu hàng hoá.
Về giấy gửi hàng đường biển, tuy khắc phục
được một số yếu điểm của vận đơn nhưng không phải là không có những hạn chế như
cản trở mua bán quốc tế (vì giấy gửi hàng đường biển rất phức tạp và khó khăn
khi người vận chuyển và người nhận hàng là những người xa lạ, mang quốc tịch
khác nhau; luật quốc gia của một số nước và công ước quốc tế chưa thừa nhận giấy
gửi hàng đường biển như một chứng từ giao nhận hàng.... Ở Việt nam, việc áp dụng
giấy chứng nhận đường biển vẫn còn rất mới mẻ, mặc dù đã có cơ sở pháp lý để áp
dụng giấy gửi hàng đường biển. Tuy nhiên, vẫn chưa có các điều khoản hướng dẫn
rõ ràng về việc sử dụng giấy gửi hàng đường biển.
2. Việc
chứng minh lỗi trong tổn thất hàng hóa
Trong trường hợp có tổn thất, người vận chuyển muốn được miễn trừ trách nhiệm thì phải chứng minh được rằng tổn thất đó
xảy ra do một trong những nguyên nhân mà pháp luật đã quy định. Trong thực tiễn
hàng hải, một trong những nguyên nhân người vận chuyển sử dụng nhiều nhất là
khuyết tật ẩn của hàng hóa.
Việc chứng minh tổn thất trong trường hợp
giao hàng không đủ, tức là hàng đã được bốc lên tàu ít hơn số lượng được ghi
trong vận đơn là điều không dễ dàng. Thường gặp trong vận chuyển bằng tàu chở dầu.
Trong trường hợp này, nghĩa vụ chứng minh tổn thất hàng hóa thuộc chủ sỡ hữu
hàng bởi chủ sỡ hữu thường là nguyên đơn, tuy nhiên cũng không cần thiết phải
chứng minh nguyên nhân tổn thất nếu tổn thất không đáng kể. Trong trường hợp tổn
thất xảy ra do lỗi hỗn hợp, tức là do lỗi của người vận chuyển và lỗi của người
thuê vận chuyển, thì người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi tổn thất
do lỗi của người vận chuyển hay người làm công đại diện của họ gây ra. Ở đây,
người vận chuyển phải chứng minh mức độ thiệt hại do hư hỏng, mất mát hay giao
hàng chậm gây ra không phải do lỗi của người vận chuyển.
3. Nghĩa
vụ thanh toán cước phí
Trong thực tiễn hàng hải, vấn đề bên vận
chuyển có thể yêu cầu ai thanh toán cước phí có ý nghĩa thực tế rất quan trọng.
Câu hỏi này không thể trả lời bằng cách viện dẫn hợp đồng, theo đó người bán
bàn với người giao hàng. Hợp đồng này điều chỉnh trách nhiệm cuối cùng đối với
cước phí vận chuyển giữa các bên trong hợp đồng mua bán nhưng không có ý nghĩa
đối với nghĩa vụ thanh toán cước phí cho bên vận chuyển.
Thông thường, nghĩa vụ thanh toán cước vận
chuyển được thỏa thuận trực tiếp trong vận đơn. Thực tiễn nếu trong vận đơn
không quy định trực tiếp ai là người có nghĩa vụ thanh toán cước phí thì áp dụng
các quy tắc:
- Trước
hết, người thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán bởi vì bên vận chuyển ký hợp
đồng vận chuyển trực tiếp với họ. Không quan trọng người thuê có phải là người
chiếm hữu hàng hóa hay không tại thời điểm bốc hàng. Hoàn toàn mang tính hợp đồng.
- Người
nhận hàng có nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển nếu được ghi trong vận đơn
với tư cách là người nhận hàng và họ có quyền sỡ hữu đối với hàng hóa đó. Hoặc
họ nhận lấy nghĩa vụ thanh toán.
- Người
bán có nghĩa vụ thanh toán cước phí nếu sử dụng quyền ngừng vận chuyển khi hàng
hóa đang trên đường đi.
4. Ưu
và khuyết điểm của hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển
Ưu điểm của hợp đồng này là chủ động, chở
được bất cứ loại hàng nào. Tính được chi phí vận chuyển trước khi ký kết hợp đồng
mua bán để xác định điều điều khoản giá cả trong hợp đồng mua bán vì biết trước
được biểu cước. Người thuê tàu dự kiến được thời gian gửi, nhận hàng vì tàu chạy
theo lịch trình có trước. Thủ tục thuê tàu đơn giản.
Nhược điểm, giá cước thường cao. Không được
hoàn toàn tự do thỏa thuận do trong vận chuyển theo chứng từ thường hai bên
không ký kết với nhau dưới hình thức văn bản hợp đồng mà chỉ ký phát vận đơn
làm bằng chứng. Vận đơn thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản
chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao
nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người
chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở, … Mà quy định trên vận
đơn do hãng tầu in sẵn, người thuê vận chuyển không có quyền bổ sung hay sửa đổi
mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Không linh hoạt nếu như cảng xếp dỡ nằm ngoài
hành trình quy định của tàu.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét