Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là những biện pháp mang tính tạm thời được áp dụng
khi đương sự, cơ quan, tổ chức có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng
Tài và có đơn yêu cầu để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo
vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục
được, bảo đảm việc giải quyết vụ án. Trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
thì BPKCTT được Hội đồng Trọng tài (HĐTT) hoặc Tòa án có thẩm quyền áp dụng khi
có đơn yêu cầu của một hoặc các bên trong tranh chấp.
1
Về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Căn cứ Điều 48 Luật
Trọng tài thương mại năm 2010 (LTTTM) và Điều 12 Nghị định 01/2014/NQ-HĐTP Hướng
dẫn thi hành một số quy định luật trọng tài thương mại ngày 20/03/2014 thì HĐTT
và Tòa án là hai chủ thể có thẩm quyền xem xét áp dụng BPKCTT. Nhưng hai chủ thể
trên không được cùng thực hiện thẩm quyền cùng thời điểm, nếu một trong các bên
đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định
tại khoản 2 Điều 49 LTTTM mà sau đó lại có đơn yêu cầu HĐTT áp dụng BPKCTT thì HĐTT
phải từ chối; còn nếu một trong các bên đã yêu cầu HĐTT áp dụng một hoặc một số
BPKCTT mà lại có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT thì Tòa án phải từ chối và
trả lại đơn yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng BPKCTT không thuộc thẩm quyền
của HĐTT.
2. Quy trình áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời
a. Hội đồng trọng tài:
- Thẩm quyền: Trong quá trình
giải quyết tranh chấp, một trong các bên tranh chấp yêu cầu Hội đồng trọng tài
áp dụng BPKCTT thì Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng BPKCTT và chỉ được áp dụng
các BPKCTT mà đương sự đã yêu cầu.
- Điều kiện để áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời:
Theo quy định tại Khoản 1, 3, 4
Điều 49 Luật TTTM thì HĐTT chỉ có thể áp dụng BPKCTT khi có đủ 4 điều kiện sau:
+ Phải có đương sự yêu cầu áp dụng
một hoặc một số BPKCTT;
+ Người yêu cầu phải cung cấp
tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng BPKCTT đó;
+ Người yêu cầu áp dụng BPKCTT
đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm về tài chính để bảo đảm việc bồi thường những thiệt
hại do việc yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng.
+ Chưa có đương sự nào yêu cầu
Tòa án áp dụng BPKCTT.
Nếu thiếu một trong bốn điều kiện
nói trên thì Hội đồng trọng tài sẽ không áp dụng BPKCTT.
- Trình tự thủ tục áp dụng
BPKCTT của Hội đồng trọng tài:
CHỦ THỂ
|
NỘI DUNG
|
||
Bước 1:
Nộp đơn yêu cầu
Căn
cứ khoản 1,2 Điều 50 LTTTM
|
|||
Chủ
thể thực hiện
|
Các
bên tranh chấp
|
Đơn
yêu cầu áp dụng BPKCTT có các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều 50
LTTTM
Gửi
đơn kèm chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng BPKCTT.
|
|
Chủ
thể tiếp nhận đơn
|
Hội đồng trọng tài
|
Nhận
đơn
|
|
Thời
điểm nộp đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT
|
Bất
cứ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, kể cả
ngay từ thời điểm khởi kiện.
|
||
Bước 2:
Xem xét thẩm quyền và yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đảm bảo tài chính
Căn
cứ khoản 3 Điều 50 LTTTM
|
|||
Chủ
thể thực hiện
|
Hội
đồng trọng tài
|
Xem
xét yêu cầu đó đã được yêu cầu Tòa án giải quyết và áp dụng BPKCTT hay chưa,
nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số BPKCTT quy định
tại khoản 2 Điều 49 LTTTM thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.
|
|
Nếu
yêu cầu áp dụng BPKCTT chưa được Tòa án giải quyết và áp dụng BPKCTT thì ra
văn bản nêu số tiền, tài sản cần thực hiện nghĩa vụ bảo đảm.
|
|||
Chủ
thể thực hiện nghĩa vụ bảo đảm
|
Bên
có đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT
|
Gửi
một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa
tại ngân hàng do HĐTT quyết định. Giá trị tài sản đảm bảo do HĐTT ấn định
tương ứng với giá trị thiệt hại có thể phát sinh, do áp dụng BPKCTT không
đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng BPKCTT.
|
|
Bước 3: Xem xét đơn yêu cầu
Căn
cứ khoản 4 Điều 50 LTTTM
|
|||
Chủ
thể thực hiện
|
Hội
đồng trọng tài
|
Trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, ngay sau khi bên yêu cầu đã thực
hiện biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của HĐTT thì HĐTT xem xét ra quyết định
áp dụng BPKCTT. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, HĐTT thông báo bằng văn bản
và nêu rõ lý do cho bên yêu cầu biết.
|
|
Bước 4:
Áp dụng BPKCTT
Căn
cứ khoản 2, Điều 8 LTTTM
|
|||
Chủ
thể thực hiện
|
Cơ
quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi biện pháp
khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng.
|
||
Bước 5:
Thay đổi,bổ sung, hủy bỏ BPKCTT
Căn
cứ Điều 51 LTTTM
|
|||
Thẩm
quyền
|
Hội
đồng trọng tài đã ra quyết định áp dụng BPKCTT
|
Sau
khi Hội đồng trọng tài đã ra quyết định áp dụng BPKCTT, theo yêu cầu của một
bên, HĐTT có quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT vào bất kỳ thời điểm nào
trong quá trình giải quyết tranh chấp.
|
|
Hủy bỏ BPKCTT
|
|||
Điều
kiện:
- Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
đề nghị hủy bỏ; hoặc
- Bên phải thi hành quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời đã nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp
bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu; hoặc
- Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo
quy định của pháp luật.
|
|||
b. Tòa án:
- Thẩm quyền: Căn cứ khoản 3 Điều
7 Luật TTTM thì chỉ có TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi biện
pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng; mới có thẩm quyền quyết định áp dụng
BPKCTT.
- Điều kiện áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời
Căn
cứ Điều 12 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật
trọng tài thương mại ngày 20/03/2014 thì Tòa án áp dụng BPKCTT khi đáp ứng các
điều kiện sau:
+ Phải có đương sự yêu cầu áp dụng
một hoặc một số BPKCTT;
+ Người yêu cầu phải cung cấp
tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng BPKCTT đó;
+ Người yêu cầu áp dụng BPKCTT
đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm về tài chính để bảo đảm việc bồi thường những thiệt
hại do việc yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng.
+ Chưa có đương sự nào yêu cầu HĐTT
áp dụng BPKCTT hoặc có yêu cầu nhưng HĐTT không có thẩm quyền áp dụng biện pháp
được yêu cầu.
- Trình tự, thủ tục áp dụng,
thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thực hiện theo quy định
tại các điều 48, 49, 52, 53 Luật TTTM.
3. Kết luận:
Xét về mặt
thực tiễn, nếu cần tới các biện pháp khẩn cấp, nguyên đơn có thể có một vài bất
lợi về thời gian nếu phải chờ bị đơn chỉ định trọng tài viên hoàn tất thủ tục
thành lập HĐTT. Trong khi đó có thể yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT mà không cần
xét đến đã lập HĐTT hay chưa. Ngoài ra quyết định áp dụng BPKCTT của Tòa án có
khả năng thi hành cao hơn vì nó mang tính quyền lực hơn Trọng tài.
Về giá trị tài sản đảm bảo, Điều 136 BLTTDS 2015 và Khoản 3
Điều 50 LTTTM 2010 có hai quy định tương đối giống nhau, đều buộc người yêu cầu
biện pháp KCTT phải gửi tiền, vàng, đá quý, giấy tờ có giá hay tài sản khác do
HĐTT hoặc tòa án ấn định làm biện pháp bảo đảm để cơ quan tài phán ra các lệnh
tạm thời. Số tiền hay tài sản bảo đảm phải tương đương nghĩa vụ tài sản mà người
có nghĩa vụ phải thi hành lệnh tòa phải thực hiện hoặc tương ứng giá trị thiệt
hại có thể phát sinh do lệnh tạm thời mà HĐTT gây ra khi được áp dụng. Nhưng việc
xác định giá trị đề bảo đảm cho hợp lý thì Trọng tài viên và Tòa án cần phải
xem xét hợp lý, bởi nếu số tiền quá lớn sẽ gây bất lợi cho người yêu cầu bởi nếu
họ thực sự cần áp dụng BPKCTT nhưng biện pháp bảo đảm với giá trị quá lớn và họ
không thể thực hiện được thì BPKCTT sẽ khó mà được áp dụng.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét