1. Điều kiện đầu tư kinh doanh
Cá nhân, tổ chức kinh tế được quyền
kinh doanh trong nghành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng
đủ điều kiện và phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động
đầu tư kinh doanh. Những điều kiện cần pháp đáp ứng cụ thể theo quy định tại
Khoản 2 Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư là:
Thứ nhất, có giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp. Khi một cá nhân, tổ chức nào đó muốn bắt đầu thực hiện hoạt động
kinh doanh thì cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Điều kiện để được
cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp
2014.
Thứ hai, có giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ
thể kinh doanh mới được phép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó.
Thứ ba, chứng chỉ hành nghề. Chứng
chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp
hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. Những người yêu cầu
phải có chứng chỉ hành nghề là người đứng đầu, cán bộ chuyên môn hoặc giám đốc
của doanh nghiệp đó.
Thứ tư, chứng nhận bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp. Mỗi cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh đều có thể
có những sai sót và những rủi ro nhất định. Lúc này công ty bảo hiểm sẽ có
trách nhiệm chi trả đối với những sai sót và rủi ro nói trên nếu như giữa cá
nhân, tổ chức và công ty bảo hiểm có thiết lập một hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng
nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thường được áp dụng đối với một số ngành
nghề chuyên môn đòi hỏi trách nhiệm cao của người hành nghề.
Thứ năm, xác nhận vốn pháp định.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành
lập doanh nghiệp. Theo pháp luật hiện hành thì không phải bất cứ loại ngành nghề
nào cũng phải yêu cầu vốn pháp định.
Thứ sáu, chấp thuận khác của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ bảy, Các điều kiện mà cá
nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà
không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định.
2. Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
Cấm các hoạt động đầu tư kinh
doanh sau:
- Kinh
doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật đầu tư 2014;
- Kinh
doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật đầu tư
2014;
- Kinh
doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1
của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp;
mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn
gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật đầu tư 2014;
- Kinh
doanh mại dâm;
- Mua,
bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
- Hoạt
động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
3. Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2014
đưa ra khái niệm: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà
việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều
kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Các ngành nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện bao gồm:
- Ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động
đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng.
- Danh
mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của
Luật đầu tư 2014.
- Điều
kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được
quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định
về điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Điều
kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu và phải bảo đảm
công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà
đầu tư.
- Ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với
ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc
gia.
- Chính
phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
Tranh chấp liên quan đến hoạt động
đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải.
Tranh chấp giữa các nhà đầu tư
trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong
nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết
thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp tranh chấp giữa
các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức
kinh tế được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
- Tòa
án Việt Nam;
- Trọng
tài Việt Nam;
- Trọng
tài nước ngoài;
- Trọng
tài quốc tế;
- Trọng
tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét