Tại Khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư
2014 định nghĩa Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để
tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời
gian xác định. Theo đó, việc triển khai thực hiện dự án đầu tư được thực hiện
sau khi hoàn tất các thủ tục đầu tư. Trong giai đoạn này việc triển khai thực
hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư phải theo đúng mục tiêu, tiến độ đã cam kết và
các quy định tại giấy chứng nhận đầu tư đồng thời phải tuân thủ các quy định của
văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan.
1. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm
thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, trừ các trường hợp sau:
- Nhà
đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê;
- Nhà
đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của
pháp luật về đấu thầu;
- Nhà
đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án
đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo
tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ
trương đầu tư;
- Nhà
đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng
đất khác;
- Nhà
đầu tư là đơn vị sự nghiệp có thu, công ty phát triển khu công nghệ cao được
thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án đầu
tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để phát triển kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng trong khu kinh tế.
Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự
án từ 1% đến 3% vốn đầu tư của dự án căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực
hiện của từng dự án cụ thể. Theo đó, mức ký quỹ được tính bằng tỷ lệ phần trăm
trên vốn đầu tư của dự án đầu tư quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu
tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như
sau:
- Đối
với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức ký quỹ là 3%;
- Đối
với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 2%;
- Đối
với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 1%.
Khoản ký quỹ bảo đảm thực hiện dự
án đầu tư được hoàn trả cho nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, trừ
trường hợp không được hoàn trả. Nhà đầu tư được hoàn trả tiền ký quỹ theo
nguyên tắc sau:
- Hoàn
trả 50% số tiền ký quỹ tại thời điểm nhà đầu tư hoàn thành thủ tục giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và được cấp các giấy phép,
chấp thuận khác theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động xây dựng (nếu
có) không chậm hơn tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn
bản quyết định chủ trương đầu tư;
- Hoàn
trả số tiền ký quỹ còn lại và tiền lãi phát sinh từ khoản ký quỹ (nếu có) tại
thời điểm nhà đầu tư hoàn thành việc nghiệm thu công trình xây dựng và lắp đặt
máy móc, thiết bị để dự án đầu tư hoạt động không chậm hơn tiến độ quy định tại
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư;
- Trường
hợp giảm vốn đầu tư của dự án, nhà đầu tư được hoàn trả số tiền ký quỹ tương ứng
với số vốn đầu tư giảm theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (điều
chỉnh) hoặc văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;
- Trường
hợp dự án đầu tư không thể tiếp tục thực hiện vì lý do bất khả kháng hoặc do lỗi
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện các thủ tục hành
chính, nhà đầu tư được xem xét hoàn trả khoản tiền ký quỹ theo thỏa thuận với
Cơ quan đăng ký đầu tư.
2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
Tùy thuộc vào loại hình của dự án
đầu tư trong hoặc ngoài khu kinh tế mà có thời hạn hoạt động khác nhau. Cụ thể:
- Thời
hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
- Thời
hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư
thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu
hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Đối với dự án đầu tư được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian
Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
3. Trình tự, thủ tục triển khai dự án đầu tư
- Thỏa
thuận địa điểm đầu tư hoặc đề nghị UBND tỉnh chấp thuận về chủ trương đầu tư;
- Thẩm
định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc lập bản cam kết bảo
vệ môi trường.
- Đăng
ký đầu tư, thẩm tra dự án đầu tư;
- Thẩm
định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500;
- Thẩm
định nhu cầu sử dụng đất của dự án (đối với dự án đầu tư trong nước. Trừ dự án
nhóm A và dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước);
- Giao
đất hoặc thuê đất, hoặc chuyển mục đích sử dụng đất;
- Thẩm
duyệt phòng cháy, chữa cháy;
- Cấp
giấy phép xây dựng (nếu có yêu cầu phải có giấy phép xây dựng).
Đối với trường hợp chấp thuận chủ
trương đầu tư thì nhà đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
- Nhà
đầu tư nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận về chủ trương đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
- Thời
gian Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét và tổ chức lấy ý của các cơ quan liên quan
không quá 10 ngày làm việc (Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời
Sở Kế hoạch Đầu tư trong thời hạn không
quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản hỏi ý kiến của Sở Kế hoạch Đầu
tư).
- Thời
gian thẩm tra hồ sơ của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh không quá năm (05) ngày
làm việc.
- Như
vậy, Thời gian trả lời nhà đầu tư về chủ trương đầu tư không quá mười lăm (15)
ngày làm việc.
- Sau
khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký văn bản về chủ trương đầu tư, trong thời hạn
01 ngày làm việc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu
tư biết để cử cán bộ đến nhận kết quả trả lời về chủ trương đầu tư và thực hiện
trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Trong
thời gian 12 tháng kể từ ngày được thỏa thuận địa điểm đầu tư, hoặc được chấp
thuận về chủ trương đầu tư, nếu nhà đầu tư không hoàn thành khảo sát, nghiên cứu
lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu thuộc trường hợp phải lập quy
hoạch) hoặc lập dự án đầu tư mà không có lý do chính đáng và không được cơ quan
đó cấp văn bản chấp thuận thì văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư hoặc chấp thuận
chủ trương đầu tư hết hiệu lực và bị hủy bỏ. Mọi chi phí liên quan đến công việc
đ thực hiện nh đầu tư phải tự chịu trách nhiệm.
4. Chuyển nhượng dự án đầu tư
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc
một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không
thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động;
- Đáp
ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà
đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện
áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Tuân
thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh
doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng
quyền sử dụng đất;
- Điều
kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của
pháp luật có liên quan (nếu có).
Trường hợp chuyển nhượng dự án
thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ kèm theo hợp
đồng chuyển nhượng dự án đầu tư để điều chỉnh nhà đầu tư thực hiện dự án.
5. Giãn tiến độ đầu tư
Đối với dự án được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải đề xuất
bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư,
tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực
hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư.
Tổng thời gian giãn tiến độ đầu
tư không quá 24 tháng. Trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả
bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận được đề xuất, cơ quan đăng ký đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn
tiến độ đầu tư.
6. Tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư
Nhà đầu tư tạm ngừng hoạt động của
dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp
tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn
tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất
khả kháng gây ra.
Cơ quan quản lý nhà nước về đầu
tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các
trường hợp sau đây:
- Để
bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản
văn hóa;
- Để
khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về môi
trường;
- Để
thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà
nước quản lý về lao động;
- Theo
quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài;
- Nhà
đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử
lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu
tư sau mười hai tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực
hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu hồi Giấy
chứng nhận đầu tư.
7. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
Trừ trường hợp được gia hạn, dự
án đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất và nhà đầu tư không tự thanh lý tài sản gắn
liền với đất trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đất, cơ quan ra quyết
định thu hồi đất tổ chức thanh lý tài sản gắn liền với đất.
Dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động
trong các trường hợp sau đây:
- Nhà
đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
- Theo
các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh
nghiệp;
- Hết
thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
- Dự
án đầu tư thuộc một trong các trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết
định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư không
có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
- Nhà
đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục
sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư
trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp
tục sử dụng địa điểm đầu tư;
- Dự
án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động,
cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp
pháp của nhà đầu tư;
- Sau
12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án
theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được
giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
- Theo
bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.
Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu
tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt
động.
Sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt
động, việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện như sau:
- Nhà
đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản;
- Đối
với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện
theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Trong
quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể
hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo
quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét