1. Quy định pháp luật
về giải quyết khiếu nại lần thứ hai
Căn cứ Điều 33 Luật Khiếu nại
2011, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần
đầu mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền
khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng
sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45
ngày.
Hoặc
khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại lần đầu không được
giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại
lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật
tố tụng hành chính.
Trình
tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai được quy định như sau:
Bước 1: Nộp đơn khiếu nại, thụ lý giải quyết khiếu nại lần
hai và thông báo việc thụ lý đó
Căn
cứ Điều 36 Luật Khiếu nại 2011, được hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư
07/2013/TT-TTCP (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2016/TT-TTCP), trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền và không thuộc một
trong các trường hợp không được thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần hai phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra
nhà nước cùng cấp biết. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý
do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.
Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp,
nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn
để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.
Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại
Thực
hiện theo như quy định về xác minh nội dung khiếu nại ở lần khiếu nại lần đầu.
Bước 3: Tổ chức đối thoại
Thực
hiện theo quy định của tổ chức đối thoại trong khiếu nại lần đầu.
Bước 4: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
Căn
cứ Khoản 1 Điều 40 Luật Khiếu nại 2011, người giải quyết khiếu nại lần hai phải
ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Theo
quy định tại Điều 41 Luật Khiếu nại 2011, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có
quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi
quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người
giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến. Ngoài ra, người giải quyết
khiếu nại lần hai phải công khai quyết định giải quyết khiếu nại bằng một trong
các hình thức sau:
- Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ
chức nơi người bị khiếu nại công tác;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc
nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại;
- Thông báo trên phương tiện
thông tin đại chúng.
*Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai: Theo Điều 37 Luật
Khiếu nại 2011, thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ
ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể
kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi
lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ
lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài
hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Bước 5: Khởi kiện vụ án hành chính
Theo
Điều 42 Luật Khiếu nại 2011, hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà khiếu
nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải
quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo
quy định của Luật tố tụng hành chính.
2. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực
Theo
Điều 44 Luật Khiếu nại 2011, hiệu lực của các quyết định giải quyết khiếu nại
quy định như sau:
- Quyết định giải quyết khiếu nại
lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại
không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn
có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày;
- Quyết định giải quyết khiếu nại
lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng
sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kếo dài hơn nhưng không quá 45
ngày.
Trường hợp người khiếu nại không
đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành
chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét