Theo Khoản 25 Điều 3 Luật HNGĐ
2014, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và
gia đình khi:
- Có ít nhất một bên là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công
dân Việt Nam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài.
Kết hôn có yếu tố nước ngoài |
1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài
Theo
quy định tại Điều 122 Luật HNGĐ 2014, nguyên tắc áp dụng pháp luật được thực hiện
như sau:
- Quy định pháp luật về hôn nhân
và gia đình của Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ có yếu tố nước ngoài. Trường
hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế
đó;
- Đối với áp dụng pháp luật nước
ngoài, trong trường hợp Luật HNGĐ, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn
chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng,
nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật HNGĐ. Trong
trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng
pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp
luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.
2. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài
Căn cứ Điều 123 Luật HNGĐ 2014,
thẩm quyền được quy định như sau:
Thứ nhất, đối với việc đăng ký hộ
tịch: Thực hiện theo pháp luật hộ tịch;
Theo quy định tại Điều 7 Luật Hộ
tịch 2014, đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì việc đăng ký hộ tịch
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện;
Thứ hai, đối với vụ việc hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài: Tòa án thực hiện theo quy định của BLTTDS;
+ Thẩm quyền của Tòa án: Theo Điều
28, Điều 29 BLTTDS 2015, những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án
+ Thẩm quyền của Tòa án theo cấp:
Theo Điều 35 và 37 BLTTDS 2015, những yêu cầu, tranh chấp về quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh, trừ trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc
ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận
cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực
biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với
Việt Nam theo quy định của BLTTDS và các quy định khác của pháp luật Việt Nam
thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt
Nam cư trú (Khoản 3 Điều 123 Luật HNGĐ 2014 và Khoản 4 Điều 35 BLTTDS 2015).
+ Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh
thổ: thực hiện theo quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015.
3. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
a. Điều kiện kết hôn
Căn cứ Điều 126 Luật HNGĐ 2015, mỗi
bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước
ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật HNGĐ về điều kiện kết hôn. Việc
kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật HNGĐ về điều kiện kết
hôn.
b. Thủ tục kết hôn
Thủ tục kết hôn được thực hiện tại
Điều 38 Luật Hộ tịch 2014, hướng dẫn tại Điều 30, 31, 32 Nghị định
123/2015/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn
Hồ sơ gồm:
a) Hai bên nam, nữ có thể khai
chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
b) Giấy tờ chứng minh tình trạng
hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp
còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng;
trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy
tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết
hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng
hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy
xác nhận của tổ chức y tế chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
c) Người nước ngoài, công dân Việt
Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị
thay hộ chiếu (như giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú;
d) Ngoài giấy tờ trên, nếu bên kết
hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm
quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào
sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục
vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý
xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của
ngành đó.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch
có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp
luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ
sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm
về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ
đăng ký kết hôn.
Bước 3: Đăng ký kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn
Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ
điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường
hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 Nghị định
123/2015/NĐ-CP (một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết
hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam) thì Phòng Tư pháp báo
cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng
Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Khi đăng ký kết
hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm
công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi
việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai
bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp một hoặc hai bên
nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng
văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn
nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy
chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận
kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy
chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau
thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
4. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Căn cứ Điều 127 Luật HNGĐ 2014,
việc ly hôn có yếu tố nước ngoài quy định như sau:
- Thẩm quyền giải quyết: Việc ly
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau
thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
theo quy định của Luật HNGĐ.
- Pháp luật áp dụng: Trong trường
hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu
ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú
chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo
pháp luật Việt Nam. Đối với giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi
ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét