1. Khởi kiện vụ án dân sự
Các chủ thể trong
quan hệ pháp luật dân sự có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu cơ quan nhà
nước có thẩm quyền là tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị
xâm phạm. Tuy nhiên, không phải chủ thể
nào cũng có thể khởi kiện vụ án dân sự và bất kỳ vụ án dân sự nào cũng được đưa
ra giải quyết mà ràng buộc các điều kiện sau:
Về năng lực pháp luật, theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Dân sự 2005: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Về năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
-
Hình thức và phương
thức nộp đơn khởi kiện phải phù hợp với quy định của pháp luật về cách thức của
một đơn khởi kiện : ghi rõ ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện lên tòa án nhận
đơn khởi kiện; tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện; tên, địa chỉ của
người bị kiện; những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết. Việc khởi kiện
phải được thực hiện dưới hình thức văn bản. Khi nộp đơn khởi kiện, người khởi
kiện phải xuất trình giấy tờ tùy thân như CMND, sổ hộ khẩu,..., giấy tờ chứng
minh đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (nếu đương sự là người
đại diện của cơ quan, tổ chức,... Về phương thức nộp đơn khởi kiện cũng là thời
điểm để xác định ngày khởi kiện, đương sự có thể nộp trực tiếp tại Tòa án (ngày
nộp đơn chính là ngày khởi kiện), gửi đến tòa án thông qua dịch vụ bưu chính
(ngày khởi kiện là ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi
gửi; nếu không xác định được thì ngày khởi kiện là ngày người nộp đơn gửi đơn
tại tổ chức dịch vụ bưu chính), hoặc khởi kiện trực tuyến bằng hình thức điện
tử qua cổng thông tin điện tử của tòa án (ngày khởi kiện là ngày gửi đơn) (Điều
190 BLTTDS 2015).
-
Đảm bảo về thời
hiệu khởi kiện đối với những tranh chấp có liên quan đến bất động sản hoặc yêu
cầu về bồi thường thiệt hại, những tranh chấp phát sinh khác.
-
Sự
việc yêu cầu giải quyết chưa được tòa án giải quyết. Đương sự có quyền khởi
kiện lại theo khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015.
-
Vụ
án không bị hạn chế khởi kiện.
-
Vụ
án phải thuộc thẩm quyền của tòa án. Việc xác định đúng thẩm quyền của tòa án
giải quyết sẽ đảm bảo việc thụ lý cũng như thủ tục tố tụng diễn ra thuận lợi,
gồm xác định theo vụ việc, xác định theo lãnh thổ và theo cấp. Ngoài ra, có thể
do hai bên lựa chọn nơi giải quyết nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng.
Nếu các đương sự không thỏa mãn những
điều kiện trong quá trình nộp đơn khởi kiện như người khởi kiện không có quyền
khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, hoặc sự việc đã
được giải quyết bằng một bản án, quyết định trước đó đã có hiệu lực pháp luật
cửa cơ quan nhà nước có thẩm quyền,... thì tòa án phải trả lại đơn khởi kiện
cho đương sự kèm văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Tuy nhiên, người
khởi kiện, Viện kiểm sát vẫn có quyền khiếu nại, kiến nghị đối với việc trả lại
đơn khởi kiện của tòa án theo quy định tại Điều 194 BLTTDS 2015.
Trường hợp người khởi kiện nộp đơn
khởi kiện đến tòa án nhưng tòa án không có thẩm quyền để giải quyết vụ việc dân
sự đó thì tòa án đã nhận đơn khởi kiện phải chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho tòa
án có thẩm quyền giải quyết, đồng thời phải gửi quyết định này đến Viện kiểm
sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết (Điều 41
BLTTDS 2015). Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu
nại; Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị quyết định này trong vòng 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.
2. Thụ lý vụ
án dân sự
Khi nhận đơn khởi kiện, tòa án phải
ghi vào sổ nhận đơn và cung cấp giáy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
Tùy vào phương thức khởi kiện của người nộp đơn mà ngày nộp đơn được xác định
khác nhau. Về nguyên tắc, người khởi kiện gửi tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn
khởi kiện và bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của
tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. Chánh án tòa án phải phân công một
thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đơn khởi kiện. Thời hạn giao nộp tài liệu chứng cứ do thẩm phán được phân công
giải quyết vụ việc dân sự ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị
xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Việc xử lý đơn được thực hiện theo sự phân công là
05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công. Trong thời hạn này, thẩm phán phải
đưa ra một trong các quyết định sau:
-
Yêu
cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
-
Chuyển đơn khởi
kiện cho tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện, viện kiểm sát
cùng cấp biết. Việc chuyển đơn có thể được thực hiện trước hoặc sau thời điểm
thụ lý vụ án. Nếu chưa thụ lý, còn trong giai đoạn xem xét thụ lý mà phát hiện
không thuộc thẩm quyền thì tòa án chuyển đơn khởi kiện và thông báo cho các đương sự biết; nếu đã thụ lý mới phát hiện
không thuộc thẩm quyền thì tòa án ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án dân sự cho tòa án có thẩm quyền và gửi cho viện kiểm
sát cùng cấp, đương sự và người liên quan biết;
-
Trả lại đơn khởi
kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền của tòa án.
-
Thụ
lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ
điều kiện để gải quyết theo thủ tục rút gọn. Ngoài những điều kiện nêu trên thì
tòa án chỉ vào sổ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai nộp tiền tạm
ứng án phí trong thời hạn được thông báo. Trong trường hợp họ được miễn nộp
hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án chỉ thụ lý khi nhận được đơn
khởi kiện hoặc nhận được tài liệu, chứng cứ kèm theo. Theo điều 195 BLTTDS 2015
thì nếu thấy vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì thẩm phán phải
thông báo ngay cho người khởi kiện biết để đến tòa làm thủ tục nộp tiền tạm ứng
án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án sẽ dự tính số
tiền tạm ứng án phí và báo cho người có nghĩa vụ trong vòng 07 ngày kể từ ngày
nhận được giấy báo phải đến tòa án nộp tạm ứng án phí.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét