Căn cứ để tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm là việc kháng cáo của đương sự, việc kháng nghị của Viện kiểm sát theo bảng phân tích dưới đây:
Kháng cáo
|
Kháng nghị
|
|
Khái niệm
|
Là việc đương sự, cơ quan,
tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại vụ án dân sự khi không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật trong thời hạn luật định.
|
Là việc Viện kiểm sát (VKS) yêu
cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại vụ án dân sự khi không đồng ý với bản
án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm trong thời hạn luật định.
|
Chủ thể thực hiện
|
Đương sự trong vụ án dân sự
đó hoặc người đại diện của đương sự trong trường hợp đương sự không thể tự
mình tham gia tố tụng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện để bảo vệ
lợi ích của mình hoặc của người khác (Điều 271 BLTTDS 2015).
|
Viện trưởng VKS cùng cấp và cấp trên
trực tiếp của Tòa án đã xét xử sơ thẩm có quyền kháng nghị (Điều 278 BLTTDS 2015).
|
Đối tượng
|
Thỏa mãn hai điều kiện sau:
-
Đương sự, VKS chỉ có quyền kháng cáo, kháng nghị đối
với những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
-
Chỉ có quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự của tòa án cấp sơ thẩm mới thuộc đối tượng của kháng cáo, kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm.
(Điều 271 và Điều 278 BLTTDS 2015) |
|
Thời hạn
|
Đối với bản án sơ thẩm thì
thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với quyết định tạm đình
chỉ, đình chỉ giải quyết VADS thì thời hạn kháng cáo là 07 ngày, kể từ ngày
nhận được quyết định hoặc kể từ ngày được niêm yết.
(Điều 273 BLTTDS 2015). Ngày
kháng cáo được tính từ lúc đương sự nộp đơn kháng cáo trực tiếp lên tòa án
hoặc ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi đương sự gửi đơn có đóng dấu ở phong
bì.
|
Đối với bản án sơ thẩm thì
thời hạn kháng nghị là 15 ngày (đối với VKS cùng cấp) và 01 tháng (đối với VKS
cấp trên), kể từ ngày tuyên án.
Đối với quyết định tạm đình
chỉ, đình chỉ giải quyết VADS thì thời hạn kháng nghị là 07 ngày (đối với VKS
cùng cấp) và 10 ngày (đối với VKS cấp trên), kể từ ngày VKS cùng cấp nhận được
quyết định.
|
Kháng cáo, kháng nghị quá
hạn
|
Đương sự phải trình bày lý
do kháng cáo quá hạn bằng văn bản và chứng minh bằng việc xuất trình tài
liệu, chứng cứ cho tòa án cấp sơ thẩm. Trong thời hạn 10 ngày, Tòa án cấp
phúc thẩm sẽ thành lập hội đồng gồm 03 Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn
và ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định và nêu rõ lý
do.
(Điều 275 BLTTDS 2015)
|
VKS giải thích bằng văn bản
nêu rõ lý do kháng nghị cho tòa án sơ
thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm xem xét việc kháng nghị quá hạn như đối với trường
hợp xem xét đơn kháng cáo quá hạn.
(Điều 280 BLTTDS 2015).
|
Hình thức
|
Việc kháng cáo
phải được lập thành văn bản (đơn kháng cáo) và nộp cho tòa án cấp sơ thẩm đã
ra bản bán, quyết định bị kháng cáo. Các nội dung trong đơn theo quy định tại
khoản 1 Điều 272 BLTTDS 2015 và kèm theo tài liệu, chứng cứ bổ sung chứng
minh cho việc kháng cáo củaa mình là có căn cứ.
|
Quyết định kháng
nghị của VKS phải được lập thành văn bản, gửi ngay cho Tò án cấp sơ thẩm đã
ra bản bán, quyết định bị kháng nghị và có các nội dung chính theo quy định
tại khoản 1 Điều 279 BLTTDS 2015 kèm theo tài liệu, chứng cứ bổ sung chứng
minh cho việc kháng nghị của mình là hợp pháp.
|
Rút kháng cáo, kháng nghị
|
Người kháng cáo, VKS đã
kháng nghị, VKS cấp trên có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng
nghị của mình trước phiên tòa phúc thẩm (Thẩm phán ra quyết định xét xử phúc
thẩm) hoặc tại phiên tòa phúc thẩm (Hội đồng xét xử ra quyết định xét xử phúc
thẩm). Việc rút kháng cáo, kháng nghị đã thực hiện thì đương sự, VKS vẫn có
thể kháng cáo, kháng nghị lại nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị vẫn còn (30
ngày) hoặc được thực hiện theo thủ tục kháng cáo, kháng nghị quá hạn.
|
|
Thay đổi, bổ sung kháng cáo,
kháng nghị
|
Việc thay đồi, bổ sung kháng
cáo phải được lập thành văn bản hoăc phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Người kháng cáo, VKS kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng
nghị trước phiên tòa phúc thẩm (Thẩm phán xem xét) hoặc tại phiên tòa phúc
thẩm (Hội đồng xét xử xem xét). Tùy thuộc vào thời hạn kháng cáo, kháng nghị vẫn
còn hay đã hết mà người kháng cáo, VKS kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung
kháng cáo kháng nghị trong phạm vi ban đầu.
|
|
Hậu quả
|
Đối với bản án, quyết định
bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ hoặc một phần thì phần bản án, quyết định đó
chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành
ngay (như trường hợp những bản án, quyết định liên quan đến cấp dưỡng, trả
công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi
việc, trợ cấp mất việc,.. hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
tổn thất tinh thần của công dân).
Đối với bản án, quyết định
chưa bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ hoặc một phần thì phần bản án, quyết
định đó có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị,
tức thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp (30
ngày).
(Điều 282 BLTTDS 2015).
|
Nhận xét
Đăng nhận xét