Tùy theo sự thỏa thuận của các bên để lựa chọn cơ quan
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong thương mại là Tòa án hoặc
Trọng tài thương mại.
Luật thương mại quy định cụ thể về cách thức giải
quyết và thẩm quyền giải quyết từ Điều 317 đến Điều 319 như sau:
-
Thương
lượng giữa các bên.
-
Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên
thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại
tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài,
Toà án do pháp luật quy định.
Cuối cùng, nếu hai bên có thỏa thuận giải quyết tranh
chấp bằng cách đưa ra tòa hoặc trọng tài thương mại thì thời hạn để các bên
thực hiện việc khiếu nại và khởi kiện như sau:
Thời
hạn khiếu nại (Điều 318
Luật thương mại 2005)
Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1
Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên
không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
-
Ba tháng,
kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
-
Sáu
tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong
trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày
hết thời hạn bảo hành;
-
Chín
tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong
trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại
về các vi phạm khác.
Thời
hiệu khởi kiện (Điều 319
Luật thương mại 2005)
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp
thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm,
trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét