Một số khái
niệm liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định cụ thể tại
các văn bản pháp luật chuyên ngành như luật thương mại và các văn bản hướng dẫn
khác như nghị định 35/2006/NĐ-CP hoặc nghị định 120/2011/NĐ-CP như sau:
-
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành
theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với
nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
-
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho
bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
(Điều 284 Luật thương mại 2005)
Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương
mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền
thứ cấp.
Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền
thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng
quyền thứ cấp.
(Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP)
Chủ thể hoạt động dịch vụ này là 2 bên gồm: bên nhượng quyền và bên nhận
quyền. Cả hai chủ thể này đều phải là thương nhân, có thể là thương nhân Việt
Nam hoặc thương nhân nước ngoài.
Theo Điều 6 Luật
thương mại 2005 bao gồm các điều kiện về thương nhân: Thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Bên nhượng quyền: Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng
đủ các điều kiện sau đây:
-
Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã
được hoạt động ít nhất 01 năm.
-
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ
cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh
theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi
tiến hành cấp lại quyền thương mại.
-
Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ
quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
-
Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền
thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này: tức là:
·
Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền
thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh
doanh.
·
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá,
dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục
hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau
khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị
tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
(Điều 7 nghị định
35/2006/NĐ-CP)
(Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP)
Bên nhận quyền: Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký
kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
(Điều 6 Nghị
định 35/2006/NĐ-CP).
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét