e) Đối với tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi
trường:
Để
tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp nhân thương mại cần:
·
Điều kiện về chủ thể:
-
Một là, tẩu tán trách nhiệm này
cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”.
-
Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể:
thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-
Ba là, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi
phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn
kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·
Điều kiện về khách thể:
Chỉ
duy nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu pháp luật hình sự, đó
chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
Phải
đảm bảo đúng tiêu chí về khái niệm của vật thể
thì mới có thể khởi tố hình sự được. Trong đó, đối tượng của tội phạm này gồm
các sự cố môi trường có thể xảy ra nếu không được phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
kịp thời:
Khoản
10 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 thì: “10. Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.”
·
Điều kiện về mặt khách quan:
Một
là, phải đảm bảo đúng khái niệm về mặt hành vi thì mới khởi tố được. Các hành
vi của tội này bao gồm:
- Vi phạm các quy định về phòng
ngừa sự cố môi trường: là chủ thể không chuẩn bị, không thực hiện, thực hiện
không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ công tác phòng ngừa sự cố môi trường được
liệt kê tại khoản 1 Điều 108 Luật bảo vệ môi trường 2014:
“a) Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
b) Lắp đặt thiết bị, dụng cụ,
phương tiện ứng phó sự cố môi trường;
c) Đào tạo, huấn luyện, xây
dựng lực lượng tại chỗ ứng
phó sự cố môi trường;
d) Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy
định của pháp luật;
đ) Có biện pháp loại trừ nguyên
nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.”
-
Vi phạm các quy định về ứng phó sự cố môi trường: khi có sự cố môi trường
xảy ra thì pháp nhân không ứng phó kịp
thời, hiệu quả để ngăn chặn hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do sự cố môi
trường gây ra.
-
Vi phạm các quy định về khắc phục sự cố môi trường: các pháp nhân không
thực hiện những biện pháp nhằm khắc phục sự cố môi trường, không lan rộng và
không ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân hoặc những biện pháp mà
Luật bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 112 về trách nhiệm khắc phục sự
cố môi trường:
“1. Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi
trường có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên
nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
b) Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm
môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân
dân trong vùng;
c) Thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và quy định của
pháp luật có liên quan;
đ) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng
phó và khắc phục sự cố môi trường.”
Hai
là, hành vi phạm tội này chỉ khi gây ra hậu quả nghiêm trọng mới là yếu tố bắt
buộc để cấu thành tội. Theo đó, hậu quả gây ra là:
- Thiệt
hại vật chất:
§ Làm môi trường càng bị ô nhiễm
nghiêm trọng hơn hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn
thương cơ thể 31% trở lên hoặc gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng đến dưới
3.000.000.000 đồng;
§ Làm chết người, gây thiệt hại
từ 3.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng.
§ Làm chết 2 người trở lên, gây
thiệt hại về tài sản 7.000.000.000 đồng trở lên.
- Thiệt
hại phi vật chất: gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà
nước quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.
Ba
là, hành vi tác động là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Nếu chủ thể phạm
tội thực hiện đúng hành vi mà không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như phân tích ở
trên thì không bị khởi tố hình sự.
Bốn
là, triệt tiêu được thời điểm hoàn thành phạm tội: nếu chủ thể chưa kịp thực hiện
hoặc đã thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục sự cố môi trường
nhưng không thể ngăn chặn hoặc làm giảm hậu quả của sự cố môi trường gây ra.
·
Điều kiện về mặt chủ quan:
Lỗi của
hành vi này là lỗi cố ý, động cơ và mục đích là nhằm thu lợi bất hợp pháp. Tuy
nhiên có thể tẩu tán trách nhiệm này bằng cách:
-
Hậu quả do hành vi này gây ra không ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người,
các chính sách môi trường của nhà nước, hoặc gây ra thiệt hại về vật chất không
lớn cho xã hội và cho con người (không có hoặc tổn thương cơ thể với tỷ lệ thấp).
Động cơ của hành vi phạm tội này không nhằm mục đích làm môi trường trở
nên ô nhiễm hơn; hoặc không có động cơ để không thực hiện các chính sách phòng
ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét