l) Đối với
tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm phạm:
Để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp
nhân thương mại cần:
·
Điều kiện về chủ thể:
-
Một là, tẩu
tán trách nhiệm này cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu
kết”.

-
Ba là,
triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi phạm tội vì không nhận thức
được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn kịp thời và hậu quả vẫn xảy
xa không như mong muốn.
·
Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy nhất một yếu
tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự, đó chính là đối tượng
tác động của các quan hệ xã hội:
Một là, phải đảm bảo
đúng tiêu chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố pháp luật hình sự được.
Trong đó, đối tượng của tội phạm này là các loài động thực vật ngoại lai:
Loài ngoại lai là loài sinh vật xuấ hiện và phát triển ở khu vực vốn
không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng để nhanh chóng sinh sôi, nảy nở
một cách khó kiểm soát trở thành một hệ động thực vật thay thế đe dọa đến hệ động
thực vật bản địa, đe dọa sự đa dạng sinh học.
Hai là, phải đảm bảo
đúng tiêu chuẩn về định mức pháp luật quy định:
- Vật phạm pháp có trị
giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Vật phạm pháp có trị
giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm.
- Vật phạm pháp có trị
giá từ 500.000.000 đồng trở lên, có yếu tố tái phạm nguy hiểm.
·
Điều kiện về mặt khách quan:
Một là, phải đảm bảo
đúng khái niệm về mặt hành vi thì mới khởi tố được. Các hành vi của tội này:
- Nhập khẩu trái phép
loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc động vật, thực vật ngoại lai có
nguy cơ xâm hại.
- Phát tán loài động
vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ
xâm hại.
Hai là, hành vi này
đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm.
Ba là, hành vi phạm tội
này chỉ khi gây ra hậu quả nghiêm trọng mới là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội.
Theo đó, hậu quả gây ra là:
- Thiệt hại vật chất:
+ Gây thiệt hại về
tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng đối với các loài động vật,
thực vật ngoại lai có trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
+ Gây thiệt hại về
tài sản trên 500.000.000 đồng đối với các loài động vật, thực vật có trị giá từ
500.000.000 đồng trở lên.
- Thiệt hại phi vật chất:
gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý,
kiểm soát hành vi nhập khẩu các loài động, thực vật từ bên ngoài vào, đặc biệt
là các loài động, thực vật ngoại lai.
Bốn là, hành vi tác động
là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Nếu chủ thể phạm tội thực hiện đúng
hành vi mà không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như phân tích ở trên thì vẫn bị
khởi tố hình sự.
Năm là, triệt tiêu thời
điểm hoàn thành tội phạm: khi chủ thể phạm tội không biết hoặc không buộc phải
biết đó là các loài động thực vật ngoại lai bị Nhà nước hạn chế nhập khẩu mà vẫn
thực hiện hành vi phạm tội; hoặc chủ thể phạm tội chưa hoàn thành đến cuối cùng
hành vi phạm tội của mình.
·
Điều kiện về mặt chủ quan:
Lỗi của hành vi này
là lỗi cố ý, động cơ và mục đích là nhằm thay đổi, xáo trộn sự đa dạng sinh học
của hệ động thực vật của nước ta. Tuy nhiên có thể tẩu tán trách nhiệm này bằng
cách:
- Hậu quả do hành vi này gây ra không ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường đất, không khí, nước, không xâm phạm đến các chính
sách bảo vệ môi trường và quản lý hệ sinh thái động thực vật của nước ta.
- Động cơ của hành vi phạm tội này không nhằm mục
đích đe dọa sự đa dạng sinh học vốn có của nước ta.
Nhận xét
Đăng nhận xét