b) Đối với tội
xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan:
Để tránh tình trạng bị khởi tố
hình sự, pháp nhân thương mại cần:
·
Điều kiện về chủ
thể:
-
Một là, tẩu tán trách nhiệm này
cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không che giấu”, “không cấu kết”.
-
Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể:
thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-
Ba là, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi
phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn
kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·
Điều kiện về khách thể:
Chỉ
duy nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự, đó
chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
Một
là, phải đảm bảo đúng tiêu chí về khái niệm của đối tượng thì mới có thể khởi tố
hình sự được. Trong đó, đối tượng của tội phạm này chỉ gồm những tác phẩm được
bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo Luật sở hữu trí tuệ mà những hàng
hóa vi phạm này có trị giá trên 100.000.000 đồng. Được quy định tại khoản 5 Điều
1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì:
“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật
và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Hai
là, phải đảm bảo đúng tiêu chí về định mức của hàng hóa vi phạm (có trị giá
trên 100.000.000 đồng) và hành vi vi phạm này đã bị xử lý vi phạm hành chính mà
vẫn tái phạm.
·
Điều kiện về mặt khách quan:
Một là, phải đảm bảo đúng khái niệm
về mặt hành vi của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền
liên quan thì mới khởi tố được:
§
Quyền tác giả: quy định tại khoản 2 Điều 4
Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
§ Quyền liên quan:
quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì: “Quyền liên quan đến quyền
tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh
mang chương trình được mã hóa.”
- Những hành vi xâm
phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, cố ý
thực hiện các hành vi mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên
quan bao gồm:
+ Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
+ Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao
bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
Có thể tẩu tán được trách nhiệm hình sự của những hành
vi trên nếu chủ thể phạm tội có những hành vi khác thuộc phạm vi điều chỉnh bởi
Luật sở hữu trí tuệ.
Hai là, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu
thành tội phạm mà chỉ là căn cứ để định khung hình phạt. Theo đó, hậu quả do hành vi
này gây ra là thiệt hại cả về vật chất (gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả,
quyền liên quan từ 100.000.000 đồng trở lên) và về phi vật chất (gây ảnh hưởng
đến việc thực hiện chính sách quản lý, kiểm soát của Nhà nước trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ; làm ảnh hưởng uy tín của các chủ thể quyền tác giả, quyền liên
quan; đến tính minh bạch, công khai và an toàn của lĩnh vực sở hữu trí tuệ).
Ba
là, hành vi phạm tội này của pháp nhân là hành vi đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Bốn là, hành vi tác động là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Nếu chủ thể phạm tội thực hiện đúng hành vi mà
không dẫn đến hậu quả như phân tích ở trên thì vẫn bị khởi tố hình sự theo hành
vi mà chủ thể thực hiện.
Bốn là, triệt tiêu phương tiện, công cụ
phạm tội: là sử dụng những tác phẩm sao chép, bản sao các hàng hóa trong một thời
gian ngắn hoặc tự tiêu hủy; những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh bởi Luật sở
hữu trí tuệ; những tác phẩm văn học nước ngoài.
Năm là, triệt tiêu thời điểm phạm tội
hoàn thành: khi chủ thể phạm tội chưa thực hiện xong hành vi sao chép, kinh
doanh những bản sao.
Sáu là, triệt tiêu phương pháp, thủ
đoạn phạm tội: nếu hành vi phạm tội chỉ nhằm sao chép một phần đoạn văn bản để
nghiên cứu, tham khảo.
·
Điều kiện về mặt chủ quan:
Lỗi
của hành vi này là lỗi cố ý, động cơ và mục đích là nhằm thu lợi bất hợp pháp.
Tuy nhiên có thể tẩu tán trách nhiệm này bằng cách:
-
Hậu quả do hành vi này gây ra không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và
lợi ích của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan, hoặc gây ra thiệt hại về vật
chất không lớn cho chủ thể trên (dưới 100.000.000 đồng).
-
Động cơ của hành vi phạm tội này để phục vụ mục đích tham khảo, tìm hiểu,
không nhằm mục đích kiếm lời bất chính hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.
Nhận xét
Đăng nhận xét