Chuyển đến nội dung chính

Những quy định chung về tội phạm pháp nhân thương mại (Phần 1)

Bộ luật hình sự 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có hiệu lực vào ngày 01/07/2016. Tại văn bản này ghi nhận nhiều quan điểm mới trong lĩnh vực hình sự.
Trong những BLHS trước kia, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra với cá nhân mà thôi. Qua thực tiễn các vụ án xảy ra trên thực tế, BLHS 2015 đã bổ sung vào trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
Khái niệm Pháp nhân: BLDS 2015 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
·        Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan;
·        Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự;
·        Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
·        Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Khái niệm Pháp nhân thương mại: Theo quy định tại Điều 75 Bộ Luật Dân sự 2015 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2017), pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác có mục đích hoạt động vì lợi nhuận. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của BLDS, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, nếu một tổ chức nào đó đồng thời là pháp nhân và hoạt động nhằm mục đích kiếm lợi nhuận thì được xem là một pháp nhân thương mại.
Một trong những bổ sung lớn nhất mà cơ quan lập pháp của nhà nước ta đã xây dựng ngay trong BLHS 2015 đó là có hẳn một chương riêng – Chương XI: “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội” quy định cụ thể về điều kiện, phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và các hình phạt, biện pháp tư pháp cụ thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS,... Các quy định này không những đảm bảo sự thống nhất chung, công bằng giữa các chủ thể trong BLHS mà còn quy định cụ thể về một chủ thể mới xuất hiện, đảm bảo việc thực thi pháp luật hình sự được mở rộng nhiều khía cạnh hơn.

1. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Đặc biệt, Khoản 1 Điều 75 BLHS 2015 quy định những điều kiện cần và đủ để xác định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, cụ thể:
- Thứ nhất, hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại. Như vậy, các cá nhân nhân danh, sử dụng danh nghĩa của pháp nhân thương mại để thực hiện hành vi phạm tội với mục đích thu lợi nhuận từ lợi ích kinh tế, vật chất cho pháp nhân đó đều sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự theo quy địn của BLHS 2015.
- Thứ hai, hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại. Cũng tương tự như điều kiện thứ nhất thì mục đích của hành vi phạm tội của các chủ thể vi phạm đều hướng tới tối đa hóa lợi ích cho pháp nhân, thực hiện những hành vi vi phạm như trốn thuế, sản xuất các mặt hàng kém chất lượng,... Trong trường hợp này, tùy hành vi vi phạm của cá nhân cần được xem xét mà có thể cả pháp nhân và cá nhân cũng bị chịu trách nhiệm hình sự.
- Thứ ba, hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Các hành vi phạm tội mà xuất phát từ việc nhân danh  vì lợi ích của pháp nhân đó đều dựa trên các chính sách, quyết định, các kế hoạch mà pháp nhân chỉ đạo, điều hành, quản lý mà đứng đầu là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Những hành vi phạm tội này chỉ được thực hiện khi có những chỉ thị, quyết định của pháp nhân.
- Thứ tư, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn  do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể như sau:
+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện; và có thể được tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ nếu có hành vi cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã.

Có một điểm mới đáng lưu ý trong nội dung này, đó là tại khoản 2 Điều 75 BLHS 2015 quy định: “Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân”. Trong trường hợp pháp nhân ra quyết định hoặc chỉ đạo cá nhân thực hiện hành vi phạm tội thì phải xử lý hình sự hình sự đồng thời cả cá nhân và pháp nhân về tội phạm mà họ đã thực hiện. Về nguyên tắc khi có vi phạm, đầu tiên phải xem xét trách nhiệm cá nhân trước và chỉ xử lý trách nhiệm pháp nhân khi có đủ 3 điều kiện: vi phạm do người đại diện, người đứng đầu của pháp nhân thực hiện, mang lại lợi ích toàn thể cho pháp nhân đó và phải được toàn bộ ban lãnh đạo pháp nhân đồng thuận. Nếu không có đủ điều kiện nói trên thì chỉ xem xét trách nhiệm cá nhân. Vì vậy, không có chuyện “lẩn trốn” trách nhiệm cá nhân vào trong trách nhiệm pháp nhân. Pháp nhân thương mại cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi pháp nhân này thực hiện hành vi nhân danh mình, nguyên nhân của việc phạm tội là vì lợi ích của pháp nhân, pháp nhân thương mại biết hành vi phạm tội của mình nhưng vẫn đồng ý và vẫn thực hiện. Trong trường hợp cần xem xét cả hành vi vi phạm của cá nhân để từ đó quyết định trách nhiệm riêng của các chủ thể này.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp ...