Theo khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014
thì doanh nghiệp được kinh doanh trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không
cấm. Về cơ bản, ngành nghề kinh doanh được chia theo các nhóm:
-
Nhóm ngành nghề kinh doanh tự do;
-
Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Danh mục
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật
Đầu tư 2014 (Điều 7 Luật Đầu tư 2014). Doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện
đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong suốt thời gian hoạt động.
Trường hợp không còn đáp ứng các điều kiện nữa, cơ quan đăng ký kinh doanh ra
Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đó. Nếu doanh
nghiệp không tạm ngừng, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo
theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp
tiếp tục không báo cáo sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-
Nhóm ngành nghề kinh doanh bị cấm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu
tư 2014 thì có 6 ngành, nghề kinh doanh bị cấm như sau:
"a)
Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
b)
Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
c)
Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục
1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp;
mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn
gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
d)
Kinh doanh mại dâm;
đ)
Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
e)
Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người".
Như vậy, khi đăng ký kinh doanh các chủ
thể cần tìm hiểu xem lĩnh vực mà mình muốn kinh doanh có được phép kinh doanh
tự do không hay cần đáp ứng những điều kiện nhất định mới được đăng ký kinh
doanh, với ngành nghề kinh doanh bị cấm thì không được phép tiến hành hoạt động
kinh doanh.
Hướng dẫn ghi ngành, nghề kinh doanh quy
định tại Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:
-
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn
trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn
thực hiện theo Quyết định 337/QĐ-BKH năm 2007 quy định nội dung hệ thống ngành
kinh tế của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
-
Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn
bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành,
nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó;
-
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của
Việt Nam:
+
Được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác: ghi theo ngành, nghề quy
định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó;
+
Chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác: Cơ quan đăng ký
kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng
thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cụ Thống kê) để bổ sung ngành,
nghề kinh doanh mới.
-
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn
ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn, sau
đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm
bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết phải phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn;
Trụ sở doanh nghiệp được
quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau: Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp
phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố
(ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu
có).
- Khi
thành lập doanh nghiệp các chủ thể cần lưu ý quy định của pháp luật về vốn:
+
Đối với ngành nghề kinh doanh pháp luật có quy định về mức vốn pháp định thì
khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực đó, các chủ thể phải đảm bảo được yêu
cầu về vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập
doanh nghiệp.
+
Đối với những ngành nghề pháp luật không có quy định về mức vốn pháp định thì
khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể chỉ cần đảm bảo vốn điều lệ của doanh
nghiệp khi đăng ký thành lập.
- Về tài sản góp vốn:
+ Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công
nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt
Nam. Tài sản góp vốn có thể là tài sản hữu hình hoặc cũng có thể là tài sản vô
hình (Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014)
+ Tài sản góp vốn chia làm 2 nhóm:
(i) Tài sản không cần định giá: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng;
(ii) Tài sản phải định giá: những tài sản không thuộc nhóm 1.
·
Chủ thể có quyền định
giá: Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp;
·
Nguyên tắc định giá: Việc
định giá tài sản được thực hiện theo nguyên tắc các thành viên tự quyết định.
Đối với tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp:
Tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp
vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch
giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm
kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố
ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Đối với tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động:
Tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì
người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty
cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và
giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời,
liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn
cao hơn giá trị thực tế.
- Doanh nghiệp tư nhân được thành
lập bởi một cá nhân;
- Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là
một cá nhân hoặc một tổ chức;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối
thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên;
- Công ty cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông
sáng lập;
- Công ty hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành
viên hợp danh (có thể có thành viên góp vốn).
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét